Suy nghĩ theo QC (phần 7): Quản lý baratsuki (độ lệch)

Bạn có biết khái niệm baratsuki là gì hay không? Nếu đã biết thì bạn đã bao giờ áp dụng vào trong công việc hàng ngày hay chưa? 

Baratsuki là một khái niệm trong môn thống kê (độ lệch – độ sai lệch so với giá trị tiêu chuẩn). Baratsuki là một trong những khái niệm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện hiệu suất công việc. Ví dụ, thời gian tiêu chuẩn để làm việc là 20s, bạn thực hiện 100 lần công việc này. Không thể nào mà 100 lần công việc bạn thực hiện đều đạt đúng 20s không hơn không kém. Có lúc 20s, có lúc 19s, có lúc lại 21s, các kết quả thông thường sẽ xoay quanh giá trị tiêu chuẩn. Độ lệch là chuyện đương nhiên, nhưng khi xuất hiện độ lệch bất thường (ví dụ 30s) thì cần phải tìm kiếm nguyên nhân và giải quyết độ lệch bất thường này. Việc phát sinh độ lệch không phải là vấn đề, vấn đề đó là phải đưa độ lệch vào trong giới hạn cho phép.

Ngăn chặn việc làm phát sinh hàng lỗi và việc đưa hàng lỗi xuống những công đoạn sau

Trong sản xuất giả sử cứ 10,000 sản phẩm có 1 sản phẩm bị lỗi.  Thế nhưng đối với khách hàng, người mua phải hàng lỗi đó, thì tỷ lệ lỗi là 100%. Về nguyên tắc, nhà sản xuất phải cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đạt quy cách về chất lượng. Nếu qua quýt, suy nghĩ rằng “nếu kiểm tra thấy hàng lỗi hãy gửi lại cho chúng tôi” thì sẽ dẫn tới chi phí sẽ phát sinh cao ở những công đoạn sau, đây là cách làm kiểu có bệnh mới chạy đi chữa. Tốt hơn hết là phòng bệnh trước khi phát bệnh. Về tổng thể phòng bệnh sẽ tránh được nhiều điều phiền toái đi kèm, ví dụ như có thể giải quyết khủng hoảng do chất lượng, độ tín nhiệm bị giảm sút, tăng áp lực cho công đoạn sau.

Để sản xuất với hiệu suất cao, không để phế phẩm chảy xuống công đoạn sau thì cần phải tiến hành quản lý đồng thời giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.

Thực hiện: Nguyễn Sinh Côn

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

4 thoughts on “Suy nghĩ theo QC (phần 7): Quản lý baratsuki (độ lệch)”

  1. Xin ghi nhận góp ý của anh ạ :D.

    -Trungmaster-

  2. Mình cũng lơ tơ mơ cái này, đọc sơ sơ bên ngoài định vào trong coi có giải thích cụ thể chút nào không thì hơi hụt hẫng chút. Hi vọng nhóm có nhiều bài viết chi tiết hơn 🙂

  3. Nội dung còn nghèo nàn quá. Với mỗi bài dịch nên tìm hiểu thêm một chút để làm nội dung rõ ràng hơn. Ví dụ 1σ, 3σ có nghĩa như thế nào. Trong sx ng ta dùng nhiều giá trị ±3σ. Với ý nghĩa gì. 1 sản phẩm có số đo bất thường là bất thường so với giá trị nào. Trong hình có thể hiện các giá trị mà ko giải nghĩa thì hình ko có ý nghĩa. Chúc nhóm có những bài viết ý nghĩa hơn.

  4. sai số cho phép, cố gắng thu hẹp dải sai số

Comments are closed.