1. Chuyến thăm lại Việt Nam
Thời gian vừa qua thầy Yokota Etsujirou đã cùng đoàn khách Nhật trong làng khởi nghiệp của thành phố Kawasaki sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Thầy Yokota có chuyên ngành về khuôn mẫu và hiện đã có nhiều đóng góp cho ngành công nghiệp nền tảng này của Việt Nam. Được biết bắt đầu từ năm học tới, thầy sẽ cùng với trường cao đẳng nghề Bà Rịa Vũng Tàu áp dụng giáo trình về sản xuất khuôn vào môn học chính thức của trường. Hiện tại ngoài công tác nghiên cứu, truyền tải những kinh nghiệm của ngành khuôn cho các thế hệ tiếp theo, thầy còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cầu nối về ngành công nghiệp phụ trợ giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản.
Trong chuyến thăm Việt Nam và khảo sát lần này, thầy cùng với đoàn đã tới thăm hai tỉnh và thành phố phía nam là TP.HCM và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Thành phần tham gia phần lớn là các công ty khuôn mẫu của Nhật, ngoài ra còn có sự tham gia của các công ty thuộc các lĩnh vực khác như công ty xây dựng, reform, làm vườn… Các công ty phần lớn đến từ Tokyo và tỉnh Nagano. Chuyến thăm Việt Nam lần này cũng là một trong những hoạt động thường kỳ trong công tác thúc đẩy giao lưu phát triển sản xuất giữa hai quốc gia đã được Việt Nam và Nhật Bản xây dựng nền tảng cách đây 4 năm (2010). Mục đích chuyến thăm lần này tập trung vào hai việc chính là điều tra thị trường và điều tra cơ sở hạ tầng đầu tư. Ngoài mục đích chính đó ra, hơn 50% số doanh nghiệp tham gia lần này còn có mong muốn tuyển dụng người Việt Nam. Tại sao tuyển người mà các doanh nghiệp Nhật Bản phải cất công sang tận Việt Nam? Có phải vì lao động Việt Nam có lợi thế về giá hay không? Không phải. Nhiều doanh nghiệp Nhật đã khẳng định điều họ mong muốn, đó là những người Việt Nam thực sự muốn làm việc cùng họ, dù lương tương đương với người Nhật đi chăng nữa thì đó cũng không thành vấn đề. Tại Nhật Bản hiện nay có nhiều ngành nghề mà công việc nhu cầu cao đến mức không thể từ chối hết nhưng không có người làm. Ngành nghề đó là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần sau của câu chuyện ngày hôm nay.
2. Giấc mơ của các bạn trẻ Việt Nam
Sau hơn 4 năm gắn bó làm việc với người Việt Nam, thầy Yokota đã dần cảm nhận được suy nghĩ của các bạn trẻ Việt Nam. Trong chuyến công tác lần này thầy đã suy nghĩ nhiều hơn và nhận ra một điều rất đặc về tình hình của Việt Nam hiện nay. Việt Nam hiện nay không có nhiều công việc để thỏa mãn những mơ ước của các bạn trẻ. Chính những điều này đã bó Việt Nam trong một vòng luẩn quẩn đó là: nội lực (con người) thì rất lớn nhưng vẫn bị luẩn quẩn như một mớ bòng bong cho câu trả lời “lối đi cho ngành công nghiệp Việt Nam”. Số doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đầu tư sang Việt Nam tăng theo từng năm, nhưng những công việc hiện tại phần nhiều theo cách “vắt chanh bỏ vỏ”. Nếu hỏi những công việc này có liên quan gì tới tương lai không thì câu trả lời phần lớn là ‘không”. Nền văn hóa và xã hội Việt Nam đã khiến cho các bạn trẻ có mong muốn được tự lập và mong muốn xây dựng công ty cho riêng mình. Việt Nam cũng là một quốc gia thân Nhật, tính cách của người Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với người Nhật Bản. Có nhiều bạn trẻ Việt Nam yêu thích văn hóa Nhật Bản và mơ ước một lần được sang Nhật học tập và làm việc.
3. Esuhai – Kaizen Yoshida School cầu nối cho những ước mơ
Trong chuyến đi lần này, thầy Yokota cùng đoàn đã đến thăm một trường Nhật ngữ tại TP.HCM có tên Esuhai – Kaizen Yoshida School. Khác với nhiều trường Nhật ngữ khác, tại đây không chỉ đào tạo Nhật ngữ, mà còn cả lễ nghĩa, tác phong làm việc của các doanh nghiệp Nhật Bản. Học sinh tốt nghiệp cấp ba hoặc tốt nghiệp đại học, cao đẳng có thể nhập học theo diện thực tập sinh kỹ năng (tu nghiệp sinh) hoặc diện kỹ sư.
Trước cổng trường là bức tượng Thánh Đức Ninomiya – biểu tượng cho sự hiếu học của dân tộc Nhật Bản. Ngày trước tại phần lớn những trường tiểu học của Nhật luôn có bức tượng của Thánh Đức. Ngày nay, những giá trị ấy của Nhật Bản đang dần nhạt đi bởi những giá trị văn hóa phương Tây. Những người đi thăm trường lần này phần nhiều là những người lớn tuổi, bởi vậy khi thấy hình ảnh bức tượng Thánh dức Ninomiya, nhiều người đã không cầm được nước mắt bởi những ký ức của quá khứ và có chút gì đó hạnh phúc khi biết được rằng những giá trị “xưa” và những giá trị tốt đẹp của Nhật Bản đang dần được kế thừa ở một quốc gia xa xôi khác.
Thời điểm đoàn tới thăm trường cũng là lúc tất cả những học viên ưu tú của trường đã được xác định nơi làm việc tại Nhật Bản. Ngưỡng mộ trước tinh thần của thầy hiệu trưởng trẻ Lê Long Sơn và phong cách đào tạo nghiêm túc, đã có doanh nghiệp trong đoàn ngay lập tức xin được đăng ký tuyển dụng học viên khóa mới của trường.
Xem tiếp nội dung bài viết ở ➡ trang 2
Liệu Việt Nam có trở thành Nhật Bản thứ 2 sau 50 năm nữa hay không? Và sau 50 năm nữa thì Nhật Bản sẽ ở đâu nhỉ? 🙂