Tổng hợp sinh học ra sừng tê giác “thật”

Khi được hỏi về các loại động vật nằm trong sách đỏ, có lẽ tê giác sẽ là cái tên đầu tiên bạn nghĩ đến. Trên cả Châu Phi lẫn Châu Á, nạn săn trộm đã khiến số lượng tê giác suy giảm nghiêm trọng, do nhu cầu lớn sử dụng sừng tê làm nguyên liệu thuốc trong các bài thuốc Châu Á- mặc dù tác dụng của nó vẫn còn là dấu chấm hỏi. Trong tình trạng ấy, hãng Pembient, công ty về công nghệ sinh học có trụ sở tại San Francisco, đã bắt đầu phát triển một kỹ thuật hy vọng sẽ giải quyết vấn đề này: tự tổng hợp sinh học ra sừng tê giác với giá rẻ, thậm chí hoàn toàn có thể cạnh trạnh với hàng thật

“Chúng tôi tạo ra sừng tê giác tổng hợp bằng cách tận dụng những tiến bộ trong công nghệ sinh học và in 3D. Đầu tiên, chúng tôi nuôi tế bào men để sản xuất ra cùng loại keratin trong sừng tê. Những keratin này sau đó được trộn với các nguyên liệu tự nhiên khác như những yếu tố đặc trưng và DNA của sừng tê. Kết quả thu được một chất bột. Chất bột được sử dụng làm “mực” cho máy in 3D để tạo ra vật, cụ thể là chiếc sừng”. Matthew Markus, giám đốc Pembient đã giải thích.

Mẫu sừng tê giác tổng hợp (Nguồn ảnh:Pembient)

Cho dù vậy, có ai lại chịu mua thứ đồ mà họ biết không phải đồ thật? Dựa trên khảo sát những khách hàng sử dụng sừng tê, được thực hiện bởi Pembient, khoảng 45% số người trả lời sẽ mua. Đây không phải con số lý tưởng nhưng khá hơn rất nhiều so với con số 15% nói họ sẽ mua sừng trâu nước, thứ được xem là có cùng công hiệu.

Bên cạnh đó, tổ chức Tê Giác Quốc Tế gần đây đã đưa ra nghi ngờ về hiệu quả mà sừng tổng hợp đem lại trong việc giảm săn bắn trộm. Tổ chức này quan ngại rằng sừng tổng hợp rẻ hơn sẽ giới thiệu ra một nhóm khách hàng rộng hơn muốn sử dụng, và dẫn đến là họ muốn sử dụng cả sừng tự nhiên nếu có điều kiện.

Hơn nữa, tổ chức này cho rằng gần 90% sừng hiện lưu hành trên thị trường đã là giả rồi, và loại sừng mới chỉ đơn thuần khiến những tay giàu có lùng kiếm và trả nhiều tiền hơn cho hàng thật.

Đáp lại vấn đề này, Markus đã trả lời:” Chúng tôi xem những sừng giả trên thị trường hiện nay là “đệm” cho nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, tấm “đệm” này sắp sửa không còn tồn tại nữa. Công ty Consumer Physics hiện đang bán ra cảm ứng có thể phân biệt được ở mức độ phân tử. Những tiến bộ này sắp tới còn có thể được tích hợp vào cả smartphone thế hệ mới, dẫn đến, các hàng giả trên thị trường sắp biến mất. Điều này sẽ dẫn tới nhu cầu sừng tê giác thật sẽ tăng ca. Chúng tôi đang nhắm đến việc điền vào khoảng trống này. Mục tiêu là có thể tạo ra được sản phẩm hoàn toàn không phân biệt được giữa hàng thật và hàng tổng hợp. Vì trữ và mua bán hàng thật là hoàn toàn vi phạm pháp luật nên cả trong thị trường chợ đen cũng sẽ tràn ngập sản phẩm tổng hợp rẻ tiền của chúng tôi đến mức gần như không thể kiếm ra được hàng thật”.

Pemblent dự tính sẽ cho ra mắt thị trường này vào cuối năm nay mặc dù có thể bị trì hoãn. Một khi hệ thống đã được định hình, dự tính sản phẩm sẽ được bán với giá $7,600/kg với một phần doanh số thu được sẽ được đóng góp để bảo vệ tê giác hoang dã. Theo Markus thì giá tiền này sẽ chỉ vào khoảng 1/8 giá cả sừng thật.

 


Nguồn: Inc

Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan