– Sếp: Chú làm gì mà nhìn cái thùng rác đắm đuối vậy?
– Nhân viên: Thưa anh, công ty có quy định phải phân loại khác mà mọi người không tuân thủ. Vì vậy, rất vất vả cho người thu gom rác vì phải phân loại lại. Như thế cũng mất thời gian và tăng chi phí cho việc phân loại rác.
– Sếp: Vậy chắc chú không chịu ghi chú rõ ràng nên nhân viên không biết vứt vào đâu đúng không?
– Nhân viên: Đúng như anh nói. Lúc đầu em chỉ bỏ 2 cái thùng rác rồi kêu gọi mọi người phân loại nhưng không hiệu quả. Sau đó em cũng đã ghi chú rõ ràng rồi nhưng vẫn có người bỏ nhầm.
– Sếp: Vậy chú có nghĩ tại sao người ta lại bỏ nhầm không?
– Nhân viên: Em nghĩ khả năng có người không biết rõ quy định, cũng có khả năng người đó vội không đọc nên bỏ nhầm.
– Sếp: Anh nghĩ vẫn có người chưa có ý thức phân loại rác cũng là một nguyên nhân đấy. Chú có cách nào giải quyết không?
– Nhân viên: Đối với nhân viên chưa có ý thức phân loại hoặc nhân viên chưa rõ quy định, em sẽ tổ chức tuyên truyền trong các buổi họp, đồng thời sẽ dán một vài tờ tuyên truyền có giải thích về ý nghĩa và lợi ích của việc phân loại rác tại những nơi mọi người hay đến như nhà ăn hoặc nhà vệ sinh. Nhưng đối với những người bỏ nhầm thì em chưa biết phải giải quyết thế nào.
– Sếp: Đôi khi người ta cũng ngại đọc lắm. Nếu em giúp họ phân biệt được thùng rác bằng màu sắc thì tốt. Như thế nhìn từ xa cũng biết được. Hoặc tranh vẽ cũng là một cách có thể áp dụng. Thay vì đọc họ chỉ cần nhìn lướt qua để áp dụng. Con người vốn lười mà, anh cũng vậy, hãy làm sao cho đơn giản nhất có thể.
– Nhân viên: Thì ra là vậy, em sẽ làm thử ngay. Cảm ơn anh nhiều!
Sau Kaizen
Ví dụ khác
Bùi Linh