10 cách khích lệ tinh thần làm việc hiệu quả (phần 2/2)

Nguồn ảnh: tuyendungnhanh.com

6. Mỗi ngày đều dành 15 phút đi bộ để làm thông thoáng đầu óc

Sevetri Wilson, CEO của Solid Ground Innovations (Ảnh Inc)

Tôi thường chọn cách đi bộ 15 phút xung quanh công sở làm việc để làm thư thái đầu óc. Khoảng không gian rộng giúp tôi có thể suy nghĩ một cách sáng tạo hơn về các vấn đề:

– Những câu hỏi “tại sao” của tôi

– Mục đích của “bức tranh lớn” mà tôi xây dựng

– Những yêu cầu không cấp thiết nhưng vô cùng quan trọng

Nếu suy nghĩ thoáng ra, mệt mỏi về tinh thần không phải được tạo ra từ phần não cố gắng tập trung mà chính là ở bộ phận cố gắng loại bỏ những yếu tố gây nhiễu. Đi dạo (đặc biệt là trong môi trường tự nhiên) sẽ giúp hồi phục khả năng này, vì trong quá trình đi dạo bạn có thể thả lỏng não bộ trôi nổi một cách tự do.

7. Vận động, tập thể thao trước khi đưa ra quyết định khó khăn

Kay Koplovitz, nhà sáng lập USA Network and Syfy (Ảnh Inc)

Khi cần đưa ra một quyết định khó khăn và thực hiện, tôi liền đến phòng gym 30 phút để vận động và khiến cơ thể tràn đầy năng lượng.

Một nghiên cứu vài năm 2006 xuất bản trên tạp chí British Journal of Health Psychology chứng minh rằng liệu pháp vận động sẽ có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến năng lực ý chí.

 

 

8. Đưa tư tưởng làm tới cùng thành một phần của con người bạn

Cameron Herold, tác giả cuốn Double Double, huấn luyện viên cho CEO, và là nhà diễn thuyết nổi tiếng (Ảnh Inc)

Tôi tin cách tốt nhất để tăng hiệu suất chính là xem khả năng làm đến cùng trở thành giá trị cốt lõi nhất. Có nghĩa là cố xây dựng hình ảnh bản thân như là một người luôn làm tới cùng.

Một khi điều đó trở thành một phần con người bạn, hãy chia sẻ điều đó với người khác. Nghiên cứu cho thấy rằng bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng nếu đảm bảo hành động của bạn ăn khớp với cá tính bạn đang xây dựng.

Để củng cố cá tính này thì tôi có những gợi ý sau:

– Công bố với mọi người rằng mình xem “làm tới cùng” là giá trị cốt lõi quan trọng. Bằng cách này, bạn sẽ khó mà làm ngược lại những gì đã nói.

– Luyện tập làm đến cùng, kể cả những điều nhỏ nhặt. Các nhà nghiên cứu của Standford đã chứng minh được rằng mọi hành động bạn làm đều góp phần xây dựng nên cá tính của bản thân. Ngay cả những hành động nhỏ đi chăng nữa cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn.

– Thành công phần lớn đều đến từ khả năng thực hiện một việc gì đó. Và bạn sẽ không thể thực hiện được thứ gì ra hồn nếu không tự cam kết với bản thân sẽ làm tới nơi tới chốn.

9. Tìm ra cái nhìn khách quan

Benji Rabhan, nhà sáng lập AppointmentCore (Ảnh Inc)

Khi tôi phải làm một công việc không hề thích thú hay rất tốn sức lực, tôi sẽ dành 2 đến 5 phút để viết về:

– Công việc này đứng ở vị trí nào trong “bức tranh lớn”?

– Ảnh hưởng đến người khác, , công việc khác và khách hàng ra sao?

– Công việc này giúp tôi đạt được mục tiêu như thế nào?

Viễn cảnh tệ hại nhất nếu không hoàn thành việc ấy. Ví dụ như công ty sẽ đi xuống, khách hàng rời bỏ, mất nhân viên giỏi,…

Bằng cách này tôi sẽ thấy được rõ ràng hành động của tôi sẽ tác động tích cực hay tiêu cực lên công việc kinh doạnh hiện tại. Từ đó sẽ có hai tác dụng chính:

– Lợi ích khi việc đó được hoàn thành cũng như mặt bất lợi nếu không được hoàn thành sẽ rõ ràng và mạnh mẽ hơn so với sự chần chừ của bản thân. Đó sẽ thành động lực thúc đẩy tôi làm việc.

– Tôi có thể giải thích với các đồng nghiệp về tầm quan trọng của việc này một cách hiệu quả hơn, tránh cho họ cũng lâm vào tình trạng thiếu động lực làm việc.

10. Mở đầu ngày mới bằng cách giải quyết thứ khó khăn

Jason Duff, nhà sáng lập kiêm nhiệm CEO của COMSTOR Outdoor (Ảnh Inc)

Trái ngược với phần lớn các cách quản lý thời gian phổ biến hiện nay, tôi thường dành 1 giờ đầu tiên trong ngay để làm việc tiêu tốn nhiều sức lực nhất chứ không phải việc quan trong nhất. Lý do chính là bởi vì buổi sáng chính là lúc đầu óc khoẻ khoắn và tỉnh táo nhất.

Với mỗi công việc như vây, tôi đều buộc bản thân phải chọn giữa giao phó cho người khác, tự hoàn thành hay xoá bỏ hẳn nó đi. Chỉ sau khi đó thì tôi mới chuyển sang công việc quan trọng nhất.

Khi đầu chúng ta phải nặng trĩu về một việc gì đó thì hiệu suất sẽ giảm đi đáng kể. Đây được gọi là hiệu ứng Zeiganik. Bằng cách hoàn tất mọi thứ vất vả khó khăn trong suy nghĩ, tôi chuẩn bị tư thế tốt nhất để hoàn tất mục tiêu quan trọng nhất trong ngày.


Nguồn:Inc

Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan