Khi vai trò và tầm ảnh hưởng của bạn càng gia tăng, bạn càng phải có khả năng lắng nghe. Thế nhưng, lắng nghe lại là một trong những kỹ năng khó nhất để có thể trở thành một chuyên gia biết lắng nghe, và nó cũng đòi hỏi bạn phải khám phá ra các rào cản ẩn sâu trong chính mình.
Janet, một người đứng đầu thành công trong một công ty tư vấn quản lý. Cô thu nhận các phản hồi 360º từ chính các đồng nghiệp của mình. Các phản hồi đó đều đóng góp rằng: “cô cần phải cải thiện kỹ năng lắng nghe của mình”. Điều này thực sự khiến cô bối rối, bởi cô luôn nghĩ rằng mình là một người biết lắng nghe. Khi được hỏi tại sao thì các đồng nghiệp của cô mô tả rằng, họ thấy, cô nhiều khi không trả lời chính xác các câu hỏi trong cuộc họp – và họ nói về cái cách cô ấy thường cư xử khác với phần còn lại trong nhóm. Janet thực sự muốn khám phá những gì đã xảy ra. Nó có vẻ đơn giản, nhưng tại sao cô gặp phải vấn đề này? Trớ trêu thay, điểm mấu chốt ở đây là cô cần phải tập trung vào chính mình.
Hãy bỏ qua những quan ngại trong nội tâm của bạn
Janet nhận ra rằng cô đã không theo dõi cuộc đối thoại vì cô đã rất lo lắng về hiệu suất làm việc của mình. Tâm trí của cô đã hòa vào một môi trường khác – đó của nội tâm của riêng cô – và nó kiểm soát cách cô ấy hành xử trong cuộc họp. Điều này đặc biệt đúng trong những lần thuyết trình. Sự lo lắng đã bao trùm Janet và làm mất đi khả năng lắng nghe những mối quan tâm ẩn chứa trong mỗi câu hỏi và khiến cô không nhận thấy những dấu hiệu của khán giả để phản ứng theo. Vì vậy, hãy thay đổi sự tập trung của bạn từ “bài thuyết trình” cho mục đích lớn hơn của bài thuyết trình, đó là: Điều gì làm bạn phấn khích về chủ đề đó hay điều gì phấn khích khán giả?
Mở rộng cách bạn nhìn vai trò của bạn
Để lắng nghe đầy đủ, trước tiên bạn phải tin rằng nó là một phần quan trọng trong công việc của bạn. “Những người lãnh đạo luôn tham gia cuộc đàm thoại một cách nghiêm túc và họ biết khi nào dừng lại để bắt đầu lắng nghe.” – Boris Groysberg. Janet tiếp tục khám phá những lý do tại sao cô ấy không lắng nghe. Cô nhận ra rằng cô đã bó buộc mình trong tư cách là một nhà tư vấn quản lý. Với vai trò của như một nhà tư vấn, nhiệm vụ của cô là “cung cấp các giải pháp hiệu quả cho khách hàng.” Cô có thể cập nhật cập nhật những góc nhìn khác nhau để đi từ người giải quyết vấn đề để trở thành một cố vấn tin cậy. Điều đó đòi hỏi cô không chỉ tư vấn mà còn phải biết lắng nghe sâu sắc đến các vấn đề và mối quan tâm của khách hàng. Bạn hãy xem xét mình có bị gò bó trong một vai trò định nghĩa sẵn nào không. Bạn có tin rằng công việc của bạn là chỉ theo một hướng duy nhất không?
Đặt nỗi sợ hãi và những dự tính sang một bên
Lắng nghe đòi hỏi sự tham gia hoàn toàn và luôn sẵn sàng để phản ứng với bất kỳ tình huống nào xảy đến với bạn. Nhưng khả năng lắng nghe của chúng ta thường không còn khi chúng ta dự tính điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Janet nhận thấy rằng trong khi người khác đang nói chuyện, tâm trí cô đã nghĩ về những gì cô có thể nói tới hoặc dự đoán những gì có thể nói. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc trò chuyện khó, khi cô dự tính những gì có thể đối đầu. Cô luôn rượt đuổi những điều cô muốn nói mà không lắng nghe. Nhưng lắng nghe lại là một kỹ năng đặc biệt quan trọng trong việc định hướng các cuộc trò chuyện khó khăn. Sự chú ý cao độ là yêu cầu để hiểu đâu là các vấn đề nóng bỏng và đâu là các hiểu lầm có thể có. Hãy chú ý rằng khả năng nghe của bạn không còn khi bạn không còn chú tâm vào cuộc trò truyện. Khi đó, liệu bạn có nhận thấy được điểm mấu chốt của vấn đề không?
Hãy cởi mở tâm trí để thay đổi
Janet cũng nhận ra rằng cô làm việc chăm chỉ để có sự tự tin và chắc chắn rằng cô đưa ra được quan điểm của mình trong các cuộc họp. Luôn cố gắng để quyết đoán hơn, cô dường như đã đóng cái tâm trí của mình lại. Một trong những đối tác của Janet đã chia rằng, “Tôi có đưa ra một quan điểm, và tôi không cố gắng để chứng tỏ tôi là người thông minh nhất trong phòng. Thay vào đó, tôi đưa ra với thái độ rằng các đồng nghiệp của tôi là những người thông minh và có một vài lý do nào đó để cái ý kiến của tôi nó khác. Tôi cũng sẵn sàng lắng nghe để tìm câu trả lời tốt nhất, chứ không chỉ là câu trả lời của tôi.” Lắng nghe, thực sự là một dấu hiệu của sự tự tin. Bạn có đang cố gắng để thể hiện sự tự tin không?
Có rất nhiều mẹo hay cách để tăng cường khả năng nghe của bạn. Thế nhưng cái bạn thực sự phải tập trung vào là các vấn đề nội tâm để có thể thực sự cải thiện khả năng lắng nghe. Lắng nghe là một kỹ năng cho phép bạn thấu hiểu con người, biết đưa ra quyết định. Bạn không thể một nhà lãnh đạo mà không nghe những người khác nói.
“Nghệ thuật giao tiếp nằm ở LẮNG NGHE” – Malcom Forbes
Biên dịch: Naphasy. Theo Harvard Business Review