Trải nghiệm trò chơi tương tác ngay tại nhà

Công nghệ sử dụng đèn chiếu và cảm ứng hiện nay ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Nếu bạn đã từng đến các hội chợ công nghệ hay các bảo tàng khoa học dành cho trẻ em, có thể bạn đã được thử trải nghiệm những trò chơi tương tác được chiếu thẳng lên tường hoặc sàn nhà. Dự án Lumo, chính là phiên bản dùng tại nhà của công nghệ đó, được phát triển bởi hai kỹ sư Meghan Athavale và Curtis Wachs. Nắm bắt được nhu cầu về một sản phẩm trò chơi tương tác, thân thiện với người sử dụng và có chi phí rẻ tại nhà, họ đã khởi động một dự án gây quỹ cộng đồng trên Indiegogo với tên gọi “Dự án Lumo”.

Lumo sử dụng một máy chiếu nhỏ để chiếu hình ảnh game lên tường hoặc sàn nhà, kèm với khả năng nhận biết cửa động của người sử dụng để thay đổi khung cảnh tương ứng. Danh sách game có sẵn đã lên tới 100 đầu game và tập trung chủ yếu vào các trò chơi dành cho thiếu nhi như “câu cá”, “dạy học bảng chữ cái”,… Sản phẩm cũng có sẵn 10 templates khác nhau để các em có thể tùy ý thay đổi phù hợp với sở thích của mình.

Mặc dù các nhà thiết kế Lumo đã sớm bán hệ thống tương tự từ lâu, nhưng tại thời điểm đó công nghệ vẫn còn rất đắt đỏ và khó có khả năng trang bị tại nhà riêng. Hiện nay, chi phí cho phần cứng và công nghệ nhận diện hình ảnh đã giảm đi nhiều, mở ra một tiềm năng to lớn cho công nghệ trình chiếu thâm nhập vào các hộ gia đình. Tuy thư viện game hiện có chỉ dành cho trẻ vị thành niên, nhưng các nhà phát triển game có thể sử dụng bộ SDK đi kèm để phát triển game tùy ý.

Những game có sẵn trên Lumo hiện tại có thế sử dụng kèm với các tay điều khiển không dây. Ngoài ra, hệ thống cũng có cổng HDMI cho phép trình chiếu phim như các máy chiếu thông thường. Quả cầu trình chiếu cũng có thể tháo rời và đặt bất cứ đâu bạn muốn. Thử nghĩ đến việc xem một bộ phim nhỏ ngay tại giường trước khi đi ngủ xem sao, cũng thú vị đấy chứ.

Hệ thống Lumo sử dụng HĐH Android và có độ phân giải trình chiếu 854×480, vi xử lý 1.6Ghz và bộ nhớ 8GB kèm Wifi và Bluetooth.

Hiện tại, hệ thống Lumo vẫn đang được gây quỹ trên Indiegogo. Nếu dự án thành công, hệ thống sẽ bắt đầu được chuyển đến tay những người tham gia đóng quỹ từ tháng 6 năm 2016. Số tiền gây quỹ sẽ được tiếp tục đầu tư phát triển các tính năng mới cho Lumo, ví dụ như vẽ các vật liệu lên một vật thể 3D.

Bạn đọc quan tâm có thể xem thêm hoạt động của hệ thống trong clip dưới đây.
https://www.youtube.com/watch?v=0gQm7ggTvEI


Biên dịch: Trungmaster, theo Gizmag


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan