Nền tảng cảm biến sinh học mới mở rộng phạm vi chẩn đoán bệnh tật

Các nhà nghiên cứu tại Đại Học Florida Atlantic University (FAU) đã tạo ra một nền tảng cảm biến sinh học mới đơn giản, có chi phí thấp với khả năng phát hiện sự tồn tại của nhiều loại vi khuẩn và virus chỉ từ một giọt máu. Khi được sử dụng cùng với smartphone, hệ thống đem lại một tiềm năng to lớn trong việc chẩn đoán bệnh tật tại những nơi vùng sâu vùng xa ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cũng tương tự như bài kiểm tra PH theo tiêu chuẩn. Người bệnh sẽ nhỏ một giọt máu (thông qua việc chích máu ở đầu ngón tay) hoặc nước miếng lên một tấm film nhựa nhỏ. Tấm film này có bề mặt được phủ bởi một tấm nhựa cellulose. Nếu như trong máu hay nước miếng có sự xuất hiện của những loại virus đặc biệt (ví dụ như HIV) hay vi khuẩn (E.coli, Staphylococcus aureus,…) tấm film sẽ chuyển thành màu xanh.

Người bệnh có thể sử dụng smartphone để thu lại hình ảnh tấm film đó và gửi đến các chuyên gia y tế để phân tích, dù các chuyên gia đó đang ở bất kỳ đâu trên thế giới. Mặc dù đối với các nước phát triển, công nghệ này cũng chỉ dừng ở mức tiện ích mới, nhưng đối với các nước đang phát triển thì nó có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của họ. Lý do là bởi ở các quốc gia này, người dân khó có thể thường xuyên đến các trung tâm ý tế để xét nghiệm và trang thiết bị tại những nơi này vẫn còn nhiều thiếu thốn.

Ông Waseem Asghar, Ph.D, Phó Giáo Sư ngành Kỹ Thuật Điện tại FAU, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết:”Nhu cầu về một mô hình cảm biến sinh học có chi phí thấp, dễ tiêu huỷ, tiện dụng, bền vững dành cho chăm sóc lâm sàng, đặc biệt tại các nước đang phát triển, vô cùng mạnh mẽ và cấp bách.”

Do công nghệ này có chi phí thấp nên những miếng film sau khi sử dụng có thể dễ dàng tiêu hủy bằng hình thức đốt cháy.

Nhóm nghiên cứu dự đoán ý tưởng này sẽ dần trở thành một phần trong đời sống y tế của người dân, tương tự như cách người ta sử dụng các công cụ theo dõi sức khoẻ, theo dõi hoạt động thường nhật của bản thân thông qua smartphone hiện nay. Ngoài ra, do phương thức sản xuất đơn giản, công nghệ này cũng có nhiều tiềm năng ứng dụng trong ngành phát triển thuốc, kiểm tra an toàn thực phẩm, theo dõi biến đổi môi trường,…

Nghiên cứu của nhóm đã được công bố trên tạp chí Nature Scientific Reports.


Biên dịch: Trungmaster, theo Gizmag
Link công bố:
H. Shafiee, W. Ashar, F. Inci et al., Paper and Flexible substrates as Material for Biosensing Platforms to Detect Multiple Biotargets, Scientific Report 5, March 2015, doi:10.1038/srep08719


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan