Những kỹ năng cần thiết để có một công việc (phần 2)

Trong phần trước chúng ta đã cùng tìm hiểu cách sử dụng mối quan hệ để có một công việc, cũng như vai trò của sư nhiệt huyết, sự chuyên nghiệp trong đó. Phần tiếp theo này sẽ trình bày về các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phê phán có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tìm việc, và phát triển sự nghiệp của bạn.

4. Kỹ năng giao tiếp

Việc truyền đạt ý tưởng trong môi trường làm việc khác với trong một môi trường học thuật. Trong một lớp học, các giảng viên thường dẫn dắt các nhóm thảo luận hoặc giao bài tập làm ở nhà và học sinh sẽ trả lời hoặc đặt câu hỏi được chỉ định. Tuy nhiên, tại nơi làm việc, các kiểu giao tiếp và tương tác hoàn toàn khác. Đôi khi cấp trên của bạn có thể yêu cầu bạn cho ý kiến hoặc yêu cầu bạn thể hiện ý kiến bằng văn bản, và điều này xảy ra một cách thường xuyên. Hơn thế nữa, trong suy nghĩ của cấp trên, họ cho rằng nếu họ cần phải biết điều gì đó, bạn sẽ mang điều đó đến cho họ. Vì vậy, thách thức của việc giao tiếp tại nơi làm việc là bạn phải học cách để chia sẻ những ý tưởng hoặc những quan ngại của bạn.

Kỹ năng quan trọng nhất trong giao tiếp là lắng nghe điều không được nói ra.

Nếu bạn cần nói với cấp trên của bạn về một vấn đề nào đó không tiến triển tốt, hãy nhớ rằng thời điểm và thái độ của bạn khi cung cấp thông tin là vô cùng quan trọng. Ví dụ như, nếu bạn là một nhân viên thu ngân tại một nhà hàng. Trong các bữa trưa, luôn có một hàng dài khách hàng chờ thanh toán. Điếu đó “gây áp lực” lên bạn, dễ khiến bạn có những sai sót trong công việc nên bạn muốn trình bày vấn đề này với cấp trên. Tuy nhiên, bạn nên chọn một thời điểm thích hợp để nói chuyện với cấp trên của mình. Ví dụ tại thời điểm đông khách đó, bạn có thể hỏi cấp trên xem liệu có thể có một ai đó giúp đỡ bạn trong giờ cao điểm hay không. Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể giải thích rằng điều này sẽ không chỉ cho phép bạn ít mắc sai sót, mà cũng cho phép nhà hàng cung cấp dịch vụ tốt hơn. Khi đó, cấp trên của bạn sẽ quan tâm đến những ý tưởng của bạn một cách nghiêm túc. Hơn thế nữa, bạn cũng nên chủ động nói chuyện với cấp trên của bạn hoặc nhân viên cao cấp về cách bạn có thể làm công việc của bạn hiệu quả hơn.

Lắng nghe cũng là một kỹ năng giao tiếp rất quan trọng. Các nhà tuyển dụng báo cáo rằng phần lớn các ứng cử viên của họ gặp vấn đề với việc biết cách lắng nghe một cách cẩn thận. Các bạn thường không xử lý hay thực hiện các hướng dẫn cần thiết ngay lúc đó, hoặc không hiểu được vai trò hay nhiệm vụ của mình có liên quan mật thiết đến các mục tiêu chung của tổ chức.

Một cách để cải thiện kỹ năng nghe hiểu của bạn đó là đặt câu hỏi. Một số cách khác như là trình bày lại những gì bạn nghĩ rằng bạn nghe để xác nhận bạn đã hiểu một cách chính xác, hãy học cách ghi chép.

5. Làm việc nhóm

If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together

Những doanh nghiệp thành công đều dựa vào các nhóm làm việc. Kỹ năng làm việc nhóm quan trọng đến mức các nhà tuyển dụng coi làm việc nhóm như là một phần của quá trình đánh giá sự hiệu quả. Bạn có thể hiểu cách để làm việc như một thành viên của nhóm từ khi bạn mới bắt đầu chơi thể thao hoặc tham gia các dự án trong trường. Tại nơi làm việc, bạn cần biết khi nào và làm thế nào để dẫn dắt hay làm theo, cũng như làm thế nào để tránh những xung đột không cần thiết. Làm việc trong một nhóm nghiên cứu cũng cho phép bạn xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với các đồng nghiệp của bạn, và nó cũng giúp cho công việc thú vị và hấp dẫn hơn. Khi làm việc trong một nhóm, hãy chắc chắn rằng các khối lượng công việc được chia sẻ và tất cả mọi người đều tham gia giao tiếp. Bên cạnh đó, sẽ có những lúc cạnh tranh giữa các thành viên trong nhóm là lành mạnh và góp phần nâng cao năng suất. Cũng có khi những tương tác giữa các cá nhân là tiêu cực thì nó sẽ gây tác dụng ngược lại, bạn nên chú ý điều đó.

6. Giải quyết vấn đề và tư duy phê phán

Giải quyết vấn đề và tư duy phê phán đề cập đến khả năng sử dụng kiến thức, sự kiện, và các dữ liệu một cách hiệu quả để giải quyết các vấn đề tại nơi làm việc. Là một nhân viên mới, bạn có thể đặt câu hỏi tại sao lại cần tuân thủ một số bước để hoàn thành một nhiệm vụ A nào đó. Theo quan điểm của bạn, có thể được loại bỏ một bước trung gian tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Bạn không cần phải do dự để nói lên ý kiến của bạn. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao khi các nhân viên mới có thể cung cấp những cái nhìn sâu sắc góp phần vào cải thiện môi trường làm việc được tốt hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần nhớ là bạn là một người mới của tổ chức, bạn không phải lúc nào cũng có cái nhìn toàn diện, và nó có thể là yếu tố khiến bạn không nhận thức được việc giải quyết một số vấn đề cần được thực hiện theo một cách nào đó. Một điều quan trọng cần lưu ý nữa là khi bạn được giao nhiệm vụ giải quyết một vấn đề, bạn không phải lúc nào cũng cần trả lời ngay lập tức.

Hãy đưa ra hướng tiếp cận mới cho công việc của bạn

 

Đó là những chia sẻ từ kinh nghiệm của tôi. Các kỹ năng đó có thể chỉ là cách bạn sử dụng thông tin, mối quan hệ của mình, hay là cách bạn trau dồi và thay đổi bản thân để trở nên hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần biến nó thành hành động. Hãy trau dồi bản thân, tự tạo ra những cơ hội bằng sức trẻ của bạn, luôn học hỏi phát triển kỹ năng lãnh đạo, và không quên tạo một mối quan hệ với những người xung quanh.


Biên dịch: Naphasy

Nguồn: www.dol.gov/odep/documents/essential_job_skills.pdf

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan