Đừng chỉ biết học mà lười biếng khâu áp dụng

Khi có một trình độ tri thức nhất định, mỗi lần nghe bài giảng từ người khác sẽ có khuynh hướng suy nghĩ rằng những nội dung ấy đã “biết rồi” hay ”đã từng nghe qua”. Nhưng nếu nghe với tâm thế suy nghĩ “ nên ứng dụng điều đó ra sao?” thì bạn sẽ thu được nhiều có ích về mặt thực tiễn, mặt khác cũng sẽ nuôi dưỡng khả năng đề xuất phương án thực hiện của bản thân. Thông qua đó sẽ tối ưu quá tri thức nhận được từ bài giảng.

Quan trọng không phải là “biết” mà phải “làm”

Phần lớn các nhà kinh doanh Nhật Bản trong một năm đều có thói quen tham gia vài seminar hay đi nghe các bài giảng từ giáo sư. Về vấn đề này, ông Nishimura Takayoshi, hội trưởng đại diện của hiệp hội Nihonhomerutatsujin, đã cho biết ý kiến: “Khi đi nghe giảng, đừng chỉ dừng ở mức độ “nghe để biết” mà phải nghe với nghi vấn “có khả năng thực hiện hay không?” thường trực trong đầu”
Không công nhận báo cáo không ra được vấn đề
Ngài Z, giám đốc mới nhậm chức của một công ty có tình trạng kinh doanh báo động đỏ, thay vì đưa ra chủ trương “ cắt giảm kinh phí” đã thực thi chính sách “ cải thiện chi phí”. Tất nhiên sẽ có những chi phí không cần thiết nhưng cũng có những loại chi phí không thể cắt giảm. Với tinh thần luôn lấy phương thức Toyota làm chủ đạo, ngài Z không muốn chỉ đơn thuần giảm bớt chi phí tiêu tốn mà phải cải thiện chi phí sao cho có hiệu quả nhất.
Với chủ trương đó, ngài Z đã mở lại quỹ kinh phí cho các nhân viên đi tham dự seminar, bài giảng (quỹ kinh phí này đã từng bị cắt bỏ trước đây), và khuyến khích các nhân viên đi tham dự bất cứ bài giảng nào mà mình mong muốn. Ông suy nghĩ rằng đảm bảo cơ hội phát triển bản thân của nhân viên thì có lợi hơn so với việc tiếc một khoản tiền nhỏ bé. Thay vào đó, ông đã yêu cầu nhân viên của mình sau khi tham dự bài giảng, bắt buộc phải có một bản báo cáo cho ra vấn đề.
Sau khi tham dự bài giảng, ngay ngày hôm sau, nhân viên phải làm một bản báo cáo lên cấp trên. Ngài Z tuyệt đối không chấp nhận bản báo cáo đầy những lời lẽ trừu tượng như “ cảm thấy rất có ích”, “thực sự muốn áp dụng vào công việc hiện tại”,… mà bắt buộc phải cụ thể về điểm gây ấn tượng, kể từ bây giờ sẽ áp dụng vào thực tế như thế nào. Hơn nữa, 2-3 tháng sau phải báo cáo thêm về kết quả cũng như tiến độ thực hiện.
Từ trước đến giờ không hiếm những trường hợp các nhân viên tham dự seminar về cảm thấy rất có ích rồi để đó, không áp dụng vào thực tế. Khoảng cách giữa “biết” và “làm” là rất lớn, thế nên quan trọng là bạn phải biết cách áp dụng những điều mình “biết” vào thực tế.
Chỉ hai năm sau đó, công ty của ngài Z đã lột xác một cách ấn tượng và đã trở thành một ví dụ thành công đáng noi theo. Thế nhưng đáng tiếc thay, tới tận lúc này vẫn chưa hề có báo cáo “thành công rực rỡ” nào được gửi đến chỗ ngài Z.
Số lượng người học theo các ví dụ thành công không hề hiếm nhưng thực tế gắn liền những điều học được vào hành động lại không có bao nhiêu. Hãy thử suy nghĩ và gắn liền những điều học được vào vấn đề của bản thân, sau đó thử thực hiện thử một hai thứ gì đó. Đừng bao giờ giới hạn những điều nghe và nhìn được vào đúng thời điểm học.

Nguồn: trích 図解トヨタのすごい習慣&仕事術ー若松義人

Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments