Ông Yosida – Giám đốc Toyota Việt Nam tại hội nghị
Hiệp hội đào tạo nguồn nhân lực nước ngoài HIDA cùng với hiệp hội thực tập kỹ thuật tại nước ngoài của Nhật Bản (AOTS) đã cùng tổ chức hội nghị về chủ đề “Sản xuất khu vực châu Á” vào ngày 10/12/2014 tại T.P HCM.
Giám đốc Toyota Việt Nam ông Yosida đã phát biểu tại hội nghị sẽ tiến hành hoạt động đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam thông qua việc thực hiện 4S (Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu).
Theo ông Yosida, việc thực hiện 4S sẽ giúp nhân viên:
1. Nâng cao tính kiên định
2. Suy nghĩ và làm việc hợp lý
3. Tạo mối quan hệ tin tưởng giữa cấp trên và cấp dưới.
Đây cũng là những năng lực cơ bản mà một công ty Nhật Bản yêu cầu đối với nhân viên của họ.
Cụ thể hóa những điều trên ta có thể hiểu như sau:
1. Đối với những việc cần làm và phải làm một khi đã quyết tất cả mọi người phải nghiêm chỉnh tuân thủ, không bỏ qua những bất thường dù là những điều nhỏ nhất. Kiên định cũng đồng nghĩa với việc đó là vững tâm và làm tới cùng không bỏ dở giữa chừng.
2. Cụ thể hóa những mục tiêu lý tưởng muốn hướng tới, cụ thể hóa và phân biệt rõ ràng điều bình thường và điều không bình thường. Nuôi dưỡng năng lực nắm bắt vấn đề một cách chính xác dựa trên quan sát định lượng và nuôi dưỡng năng lực sắp xếp thông tin theo sơ đồ và ma trận một cách dễ hiểu.
3. Xây dựng giao tiếp thuận lợi với đồng nghiệp và với cấp trên. Nuôi dưỡng tinh thần biết lắng nghe và tiếp nhận những góp ý từ cấp trên và đồng nghiệp một cách chân thành.
Tuy vậy để có thể phát huy hiệu quả của phương pháp giáo dục này để tạo ra được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp cần phải áp dụng và phát huy những năng lực cơ bản này vào trong nghiệp vụ hàng ngày. Cho dù công việc có khác nhau đi chăng nữa thì cách suy nghĩ và tiến hành kaizen vẫn hoàn toàn giống nhau. Suy nghĩ đó là gì? Trước hết phải làm rõ được tình hình hiện tại, những điều kiện đang có hoặc những điều đã quyết; tất cả mọi người cần phải tuân thủ một cách triệt để những điều này. Bước tiếp theo là từng bước làm rõ, phân biệt ranh giới giữa những điều bình thường và những điều bất thường để tìm ra vấn đề. Đối với những bất thường ta định nghĩa là vấn đề, bỏ trí tuệ của con người vào để tìm ra cách giải quyết. Trong bước này cần làm rõ mong muốn và cái đích muốn hướng tới. Cách làm này không phải một sớm một chiều có thể cho ra được kết quả, vậy nên điều quan trọng đó là phải duy trì thường xuyên và tạo thành thói quen của mỗi người trong công ty.
Ông Yosida cũng có giới thiệu những ví dụ thực tế đã tiến hành tại Toyota Việt Nam mà đã cho ra những thành quả dựa trên giáo dục 4S. Một trong những ví dụ đó chính là những linh kiện cần thiết phải lưu kho. Trước khi thực hiện 4S, những linh kiện này bị để lẫn với những linh kiện khác, lúc cần dùng tới phải mất rất nhiều công sức dò tìm xung quanh. Ấy vậy mà một khi đã tìm được lại quên mất rằng mình cũng đã rất vất vả để tìm ra nó và rồi với lý do quen thuộc “mọi người vẫn làm thế” hoặc “từ trước tới giờ vẫn vậy” mà nhân chính những người tìm ra chúng lại một lần nữa vất lẫn vào những linh kiện khác. Nguyên nhân vấn đề chính là việc không nhận ra vấn đề, không nhận ra vấn đề vì không phân biệt được điều bình thường và điều bất thường. Và rồi, những nhân viên quản lý kho đã tiến hành sắp xếp lại nhà kho theo giá để đồ, đồ thường dùng được để riêng ra một khu vực và có gắn tên cụ thể. Với cách làm này, nhân viên quản lý kho cũng nhẹ nhàng hơn khi biết được linh kiện nằm ở đâu. Và quan trọng hơn họ không để lẫn vào những linh kiện khác nên không mất thời gian tìm kiếm; họ cũng biết được số lượng hiện tại là bao nhiêu và khi nào cần phải đặt hàng thêm để không làm ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.Từ những việc nhỏ như thế này mà công xưởng sản xuất ngày càng tốt hơn, năng xuất làm việc được nâng cao.
Ngoài ra ông Yosida cũng có giới thiệu nhiều ví dụ khác liên quan tới việc biến thông tin thành know-how, những ví dụ về kaizen hệ thống vận chuyển, ví dụ về nâng cao chất lượng sản phẩm và những ví dụ về nâng cao an toàn lao động…
Thực hiện: Nguyễn Sinh Côn
Theo Nikkei Techon