10 bài diễn thuyết hay tại hội nghị TEDGlobal 2014 (phần 2/2)

Hội nghị TEDGlobal 2014 đã diễn ra tại Rio de Janeiro  với vô vàn ý tưởng vượt qua rào cản biên giới. Nếu bạn không có điều kiện bay đến Nam Mỹ để tham dự hội nghị này thì hãy theo dõi bài tổng hợp sau đây, những bài diễn thuyết hàng đầu tại TED trong năm nay chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho bạn.

Lary Page: Bước đi trong tương lai của Google

Dành cho những ai mong muốn biết trước hướng đi sắp tới của gã khổng lồ Google, bài nói chuyện này sẽ hé mở nhiều điều. Larry Page, nhà sáng lập đồng thời là CEO của Google, đã ngồi nói chuyện cùng Charlie Rose và bàn về rất nhiều ý tưởng, bao gồm smartphone có tích hợp trí tuệ nhân tạo, bóng bay phát Wifi, xe tự lái cùng nhiều chủ đề khác làm nền như an ninh và bảo mật.

“ Tôi không nghĩ chúng ta có được một nền dân chủ nếu chúng tôi phải bảo vệ người sử dụng trước bàn tay chính quyền”, Larry Page đã nói.

Ông cũng bảo vệ sự thiếu thốn về mặt bảo mật của Internet bằng cách chỉ ra những điểm tốt có được nhờ chia sẻ thông tin “với đúng người và theo đúng cách”, ví dụ như việc chia sẻ những lý lịch bệnh án của bệnh nhân nhưng không đề tên tới các bác sĩ nghiên cứu. “Nếu chúng ta thực hiện điều đó thì nội trong năm vừa rồi đã có thể cứu 100,000 mạng sống”, ông cho biết.

Margaret Gould Stewart: Những trang Web kì cựu được thiết kế dành cho bạn như thế nào?

Tổng số lần mọi người trên khắp thế giới bắt gặp biểu tượng nút Like của Facebook trong một ngày lên đến 22 tỷ lần, đồng nghĩa với việc trở thành biểu tượng được quan lãm nhiều nhất từ trước tới giờ

“Chúng tôi sử dụng rất nhiều dữ liệu để đưa ra quyết định nhưng đồng thời cũng rất coi trọng tính lặp lại, nghiên cứu, thử nghiệm, cảm giác, tính cách. Đó là một sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học.”, nhà thiết kế ra biểu tượng này cho biết.

Cô cũng giảng giải thêm về cách thức công ty cô đối đầu khi sự thay đổi nhỏ nhất trong thiết kế lại dẫn đến vô vàn phản kháng mãnh liệt.

“Mặc dù chúng tôi luôn cố gắng làm tốt mọi thứ, hàng đống video ghi hình phản đối, e-mail với lời lẽ giận dữ vẫn được gửi đến đều đặn, thậm chí còn có cả những kiện hàng cần kiểm tra an ninh. Nhưng điều đó cũng đồng thời có nghĩa mọi người thực sự quan tâm đến điều này và sản phẩm chúng tôi làm ra mang ý nghĩa nhất định đối với họ”

 

Simon Sinek: Tại sao có một người lãnh đạo giỏi sẽ khiến bạn thấy an toàn?

Simon Sinek, chuyên gia về khả năng lãnh đạo, đã viết hai cuốn sách Start With Why và Leaders Eat Last đều có cùng chủ để về cách thức làm sao có thể lãnh đạo được một nhóm hoàn chỉnh. Trong bài thuyết trình này, ông đề cập đến bản năng tự nhiên của con người là hướng đến cảm giác an toàn.

Theo Sinek, thế giới kinh doanh đây rẫy những nguy cơ, từ nguyên nhân kinh tế bất ổn, giá cổ phiếu lên xuống thất thường, ngoài ra còn có cả những đối thủ kinh doanh rình rập—vì lẽ đó nên vị thế người lãnh đạo càng trở nên quan trọng.

“Khi một nhà lãnh đạo lựa chon đặt mạng sống và sự an toàn của nhân viên trong tổ chức lên hàng đầu, lựa chọn phải hi sinh hạnh phúc cá nhân và những kết quả trước mắt, kỳ tích sẽ xuất hiện”, Sinek cho biết.

Elizabeth Gilbert: Thành công, thất bại và động lực thúc đẩy sáng tạo

Eat, Pray, Love là một ví dụ hiện đại điển hình về thành công xuất sắc trong lĩnh vực văn học, đóng đinh trên bảng bestseller trong những ngày đầu ra mắt. Thạm chí tiêu thuyết này còn được chuyển tải thành phim với sự tham gia của ngôi sao Julia Roberts. Nhưng liền sau đó, tác giả Elizabeth Gilbert lại cảm thấy vô cùng bế tắc bởi chính thành công ấy, thậm chí cô còn tính không viết thêm bất kỳ cuốn sách nào nữa.

“Tôi đã phải chật vật tìm cách để óc sáng tạo của bản thân vượt qua sự thành công trước đó. Cuối cùng, tôi cũng làm được, theo một cách lạ lùng và ở một nơi không ngờ đến. Tôi đã tìm dược câu trả lời từ chính bài học mà tôi đã học được từ cuộc sống là bằng cách nào óc sáng tạo có thể sống còn trước thất bại.”, cô cho biết.

Gilbert bắt đầu nhớ lại những ngày đầu tiên trong sự nghiệp, khi cô phải vất vả để tác phẩm của mình được xuất bản, kể cả 6 năm liên tục bị từ chối cũng không làm cô gái trẻ nản lòng theo đuổi ước mơ.

“Tôi yêu sáng tác hơn là sợ hãi thất bại trong viết lách, đồng nghĩa với việc tôi yêu viết lách hơn cả tự ái bản thân, cũng có nghĩa là tôi yêu sáng tác hơn cả yêu bản thân. Đó chính là ý nghĩ giúp tôi vượt qua”.

Tim Berners-Lee: Thánh thư thế giới Web.

25 năm sau khi phát minh ra World Wide Web, Tim Berners-Lee đã đến với hội nghị TED để nói về tương lại của phát minh này. Cũng giống như Larry Page, Edward Snowden, ông đặt trọng tâm bài nói liên quan đến vấn đề bảo mật, cá nhân, an ninh.

Ông cũng ủng hộ người sử dụng Internet đấu tranh cho phiên bản Web mà họ muốn có trong tương lai:

“Tôi muốn một phiên bản Web hoàn chỉnh chứ không bị xé mảnh bởi những hành vi giám sát giống như gần đây. Tôi muốn một phiên bản Web là nền tảng cho dân chủ. Tôi muốn một phiên bản Web nơi tôi có thể tự do sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ mà vẫn đảm bảo được bảo mật cá nhân. Tôi muốn một phiên bản Web làm hậu phương vững chắc cho sáng tạo, ngay cả khi đối mặt với nguy cơ khủng khiếp thì chúng ta cũng có thể xây dựng nên một thứ gì đó để đối ứng lại nhanh chóng.

Keren Elazari: Hacker, hệ thống kháng thể của Internet

Từ vị trí những gã côn đồ thế giới ảo tiến hoá lên đến những người hoạt động chính, cương vị của những tay hacker trong xã hội đã có những biến chuyển đáng kể trong những năm gần đây. Chuyên gia an ninh mạng Keren Elazari đã lần theo những biến chuyển ấy và đưa ra kết luận rằng chính những tay hacker ấy đã trở thành hệ thống kháng thể giúp lộ ra những điểm yếu của thế giới số để mọi người ngày càng hoàn thiện chúng。

“Đôi lúc phải cần tới nguy cơ thì bạn mới có thể tìm ra giải pháp”, Elazari đã nói trong bài phát biểu TED của mình, trong đó mô tả những tay hacker như các kỵ sĩ bảo vệ quyền công nhân, tính hiệu quả của chính phủ và tự do trên Internet.


Nguồn: Inc
Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan