Đâu là thời điểm cần Kaizen nhất?

Nguồn: supplychaininsight.vn
 
Trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, việc thay đổi thể thích nghi với những biến đổi của thị trường là rất quan trọng. Tuy nhiên, đâu là thời điểm nên thay đổi để theo kịp với biến đổi này?

 Thời điểm kinh doanh thuận lợi nhất chính là lúc nên bắt đầu một thử thách mới

Có hai kiểu doanh nghiệp thường đi tìm cho mình lời khuyên từ những nhà tư vấn. Một là những doanh nghiệp đang chìm trong khủng hoảng. Một trường hợp khác, doanh nghiệp đang làm ăn thuận lợi nhưng người đứng đầu lại nghĩ “nếu cứ duy trì trạng thái này thì sẽ gặp không ít rủi ro”.

Ông Ono Taiichi cho rằng “Nên Kaizen (cải thiện) vào thời điểm kinh doanh thuận lợi nhất. Nếu để rơi vào tình trạng khó khăn rồi thì rất khó để gượng lại”. Trong thực tế, không ai muốn thay đổi khi mọi việc đang diễn ra thuận lợi, nhưng đây lại là thời điểm doanh nghiệp có đủ tiềm lực để bước vào những lĩnh vực mới, thử thách mới hay phát triển sản phẩm mới.

Thậy vậy, không ít những nhà quản lý ngồi ung dung khi sản phẩm của họ bán rất chạy trên thị trường. Và chính những người này sẽ chạy tất tưởi tìm lối đi cho doanh nghiệp khi những sản phẩm của họ không còn bán được nữa. Lúc này thì đã muộn rồi. Hãy thay đổi ngay tại thời điểm sản phẩm bán chạy nhất, đây chính là cách làm giúp doanh nghiệp có thể duy trì trạng thái ổn định.

Có một doanh nghiệp về vật liệu xây dựng đã áp dụng phương thức cải cách sản xuất theo cách mà Toyota vẫn làm đã giúp doanh nghiệp này tránh khỏi nguy cơ phá sản khi kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng. Trước đây doanh nghiệp này cũng từng áp dụng phương thức sản xuất ít chủng loại với số lượng lớn và lưu kho khá nhiều. Khi có đơn đặt hàng họ chỉ việc xuất cho khách hàng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 đã khiến người đứng đầu doanh nghiệp cũng nhận ra rằng bây giờ không còn là thời kì cứ sản xuất là bán được nữa. Ông buộc phải quyết định thay đổi thương thức sản xuất cho doanh nghiệp sang sản xuất nhiều chủng loại với số lượng ít.

Quyết định này đã gặp không ít ý kiến phản đối từ chính những thành viên chủ chốt trong doanh nghiệp này. “Những công ty khác trong ngành đâu có làm gì, tại sao chúng ta phải thay đổi, đây là việc không hề đơn giản?”. Mặc dù vậy người đứng đầu doanh nghiệp này đã trả lời rằng “Chính lúc làm ăn thuận lợi nhất là lúc chúng ta cần những thử thách mới” và thực hiện chính sách cải cách đã đề ra.

Và quyết đinh khó khăn này đã giúp doanh nghiệp rút ngắn đáng kể thời gian sản xuất. Ngay sau cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra, trong khi những doanh nghiệp khách vẫn đang loay hoay tìm cách nâng cao doanh số bán hàng để có lợi nhuận thì doanh nghiệp này vẫn duy trì được lợi nhuận của mình.

Chính thời điểm kinh doanh thuận lợi nhất mới có nhiều thời gian và tiền bạc cho các hoạt động Kaizen

Năm 1990 là thời điểm Toyota cho ra mắt lần đầu mẫu xe Prius. Mẫu xe này đã mang lại doanh số ngoài dự kiến và cũng khiến nhân viên của họ quên mất những nguy cơ trước mắt trong thời gian đó. Tuy nhiên, khẩu hiệu “Liệu chúng ta có còn tồn tại ở thể kỉ 21?” đã thức tỉnh mọi nhân viên và thôi thúc họ bắt tay vào những dự án phát triển sản phẩm mới. Và như thế, thời điểm thành công của các dự án cũng là thời điểm ra đời của những dự án tiếp theo.

Hoạt động Kaizen giống như phần chìm của tảng băng nổi hay nền móng của một ngôi nhà. Không ai có thể nhìn thấy khi mọi chuyện vẫn diễn ra suôn sẻ. Chúng ta chỉ thực sự nhìn thấy giá trị của nó khi môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khắc ngiệt hơn. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ đứng vững trong mọi hoàn cảnh khi họ thực sự đã xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc.

 


Biên tập: Bùi Linh
Theo cuốn “Toyota’s Amazing Improvement Techniques” – Yoshihito Wakamatsu

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan