Thay đổi hay là chết

Nguồn: misa

“Thay đổi hay là chết”, không ít người vẫn gào thét câu này hàng ngày. Thật đơn giản bởi vì ai cũng có thể nói “Hãy giảm giá thành”. Chỉ cần nhập số liệu vào và máy tính sẽ tính toán giúp bạn. Nhưng thực tế, mọi chuyện lại không đơn giản như bạn nghĩ. Nếu bạn không phân biệt rõ ràng đâu là những yếu tố nên thay đổi và những yếu tố không nên thay đổi trước khi tiến hành Kaizen (cải thiện) thì bạn sẽ khó có thể tạo ra thành quả, nếu không muốn nói rằng bạn sẽ đưa doanh nghiệp đối mặt với nhiều nguy cơ khác.

Tất cả mọi sự thay đổi đều mang lại kết quả tốt đẹp?

Tại một doanh nghiệp thực phẩm nọ, họ đã đưa ra chiến lược nhằm giảm 20% giá gốc của toàn bộ những sản phẩm chủ lực của mình. Tuy nhiên, sau khi tiếp tục tiến hành các phương pháp Kaizen mà họ vẫn thực hiện cho điến thời điểm hiện tại, nhằm loại bỏ Muda (lãng phí) tồn đọng bên trong doanh nghiệp, họ cũng chỉ có thể giảm tối đa 5%. Vì thế họ đã quyết định xem xét một cách nghiêm túc cách làm của mình, kể cả cách giảm thiểu Muda. Và cuối cùng họ nhận ra rằng mình nên Kaizen giá gốc chứ không phải giảm giá gốc. Vậy họ đã làm như thế nào?

Thực tế, việc giảm giá gốc là rất khó khăn đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm. Bởi vì, khách hàng khá nhạy cảm với cách làm này. Mặc dù bạn chỉ giảm ít nhiều chất lượng và hương vị của phẩm nhưng cũng không thể qua mắt được khách hàng. Và ngay lập tức họ sẽ phàn nàn về sản phẩm của bạn “Dạo này hương vị của sản phẩm này không còn được như trước thì phải?”. Trên thực tế, không phải ai cũng có thể truyền những lời phàn nàn của họ đến nhà sản xuất, thay vì đó phần nhiều người tiêu dùng sẽ chọn cách im lặng hay phàn nàn với nhau và sau đó là dừng mua sản phẩm đó. Khi nhà sản xuất nhận ra điều này, có lẽ cũng là lúc doanh thu của họ đang giảm một cách thảm hại. Ngược lại với niềm hân hoan chào đón những sản phẩm với giá rẻ, hầu hết khách hàng đều có những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng cho riêng mình. Vì thế nếu cứ mải mê trong cuộc đua giảm giá, rồi cũng tới ngày bạn sẽ đánh mất khách hàng tiềm năng của mình. Xa hơn nữa,nguy cơ phá sản sẽ là vấn đề bạn có thể sẽ phải đối mặt.

 Hãy quyết định rõ đâu là yếu tố có thể thay đổi

Doanh nghiệp về thực phẩm được nhắc tới ở trên đã từng đặt ra cho mình 2 mục tiêu rõ ràng về “giá gốc” và “chất lượng”. Và phương châm của họ là xây dựng sự đa dạng trong mẫu mã nhưng không được thay đổi hương vị và chất lượng sản phẩm. Vì sao họ lại làm thế? Đơn giản họ biết rằng khách hàng thừa hiểu rằng “Của rẻ là của ôi” và không sớm thì muộn họ cũng sẽ bị quay lưng lại. Nhưng nếu không làm vậy thì làm sao để họ có thể đạt mục tiêu giảm 20% chi phí cho sản phẩm. Và lúc này họ đã nhận ra mình cần phải nhìn nhận lại toàn bộ quá trình sản xuất của mình.

Hãy quyết định rõ đâu là yếu tố có thể thay đổi (Nguồn: dreamstime.com)

Những phương án Kaizen để loại bỏ lãng phí không còn tập trung vào hương vị hay chất lượng sản phẩm, mà chuyển hướng sang phương pháp sản xuất hay phương pháp vận chuyển. Bằng cách này họ đã đạt được mục tiêu đã đề ra. Viêc phân biệt rõ ràng những yếu tố có thể thay đổi được vô cùng quan trọng không chỉ trong lĩnh vực thực phẩm.

Ví dụ, trong các yếu tố: chất lượng, giá bán, an toàn thì chất lượng và an toàn phải được ưu tiên hàng đầu và là những yếu tố không thể thay đổi. Khi một doanh nghiệp xác định rõ ràng phương châm kinh doanh của mình như thế này thì khi chất lượng và an toàn không được đảm bảo, những vấn đề lớn sẽ ngay lập tức nảy sinh.

Trong hoạt động Kaizen tại công xưởng, bạn sẽ gặp không ít rắc rồi khi phải quyết định có nên hay không khi thay đổi một yếu tố. Vì thế, việc làm sáng tỏ những yếu tố có thể thay đổi sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác cho những quyết định của mình.


Biên tập: Bùi Linh
Theo cuốn “Toyota’s Amazing Improvement Techniques” – Yoshihito Wakamatsu

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Thay đổi hay là chết”

  1. […] điểm kinh doanh thuận lợi nhất chính là lúc nên bắt đầu một thử thách […]

Comments are closed.