Làm sao để có được ý tưởng đột phá

Bạn đang bế tắc, thực sự bế tắc?

Tình huống 1: Bạn gặp phải vấn đề trong công việc nhưng dù thực hiện mọi chiến lược thường thức vẫn không giải quyết được vấn đề. Trực giác bảo rằng bạn cần một cách tiếp cận sáng tạp hơn nhưng trí tưởng tượng lại không đủ để đưa ra. Làm sao bây giờ?

Tình huống 2: Bạn cảm thấy công việc kinh doanh đang bế tắc, sản phẩm đưa ra dường như không đúng trọng điểm. Tuy biết là cần phải làm điều gì đó để cải thiện tình hình nhưng bạn lại không chắc chắn phải làm gì. Tiếp theo nên làm gì?

Trong hai tình huống này( và rất nhiều tình huống khác), bạn cần phải có ý tưởng đột phá—một ý tưởng giúp giúp bạn phá vỡ bức tường tinh thần đã kìm hãm bạn đạt được thành công ở mức độ cao hơn.

Trái ngược với phần lớn suy nghĩ của mọi người, suy nghĩ đột phá không tự nhiên sinh ra như kiểu sét đánh xuống. Trong kinh nghiệm của bản thân tôi thì có thể tạo ra suy nghĩ đột phá bất cứ khi nào bạn muốn.

1. Hãy tin rằng luôn luôn có thể đột phá.

Lạ lùng thay, ý tưởng cơ bản nhất này cũng lại là phần khó nhất đối với mọi người mặc dù chúng ta có được bộ não phức tạp, có khả sáng tạo nhất trên hành tinh này.

Thực tế việc bạn đang tìm kiếm ý tưởng đột phá đồng nghĩa với việc bộ não của bạn có khả năng tạo ra ý tường đó. Cảm giác của bạn rằng có việc gì đó không đúng, cần phải được xử lý theo cách sáng tạo hơn chính là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bộ não đang chuản bị đưa ra ý tưởng.

Tất nhiên sẽ luôn có những giới hạn nhất định thì ý tưởng mới đó có thể phù hợp. Và cũng tất nhiên rằng sẽ luôn có những ý tưởng mới và cách tiếp cận mới để giải quyết những giới hạn đó.

2. Giải phóng “Cái gì” và “bằng cách nào”.

“Cái gì” chính là mục đích mà bạn đang tìm kiếm, ví dụ như là cách thức giải quyết vấn đề một cách sáng tạo hay là ý tưởng cho một sản phẩm mới. “Bằng cách nào” bao gồm những cách mà bạn đã tìm kiếm để thực hiện các mục tiêu trong quá khứ.

Lý do hiện tại bạn cần đột phá chính là bởi vì “Bằng cách nào” không đủ đáp ứng cho “cái gì” của bạn. Do vậy, bạn càng suy nghĩ đến “cái gì” và “bằng cách nào” càng nhiều thì cũng có nghĩa bạn đang tiến dần đến mục tiêu mong muốn. Cùng lúc đó, bạn cần phải rũ bỏ “bằng cách nào” trong quá khứ đi vì nó không còn quan trọng nữa.

3. Tưởng tượng sơ bộ về cái “tại sao”.

“Tại sao” chính là khát vọng mong muốn đạt đến “cái gì” và tìm ra “bằng cách nào”.

Ví dụ, bạn không thực sự muốn giải pháp cho một vấn đề, cái bạn muốn chính là cảm giác thoả mãn khi vấn đề được giải quyết. Tương tự, bạn không thực sự muốn ý tưởng sản phẩm mới, cái bạn thật sự muốn đó chính là ý thức rằng bạn đã cải thiện cuộc sống của người khác và cảm giác thành tựu vì đã thay đổi thế giới.

Sau đây là điều bạn cần làm: thiết lập 3 phút thời gian ở một mình, 2 lần trong một ngày và trong 3 ngày. Nhắm mắt và tưởng tượng bạn đang trải nghiệm những trạng thái cảm xúc mà bạn sẽ cảm thấy sau khi bạn đã tỉm ra cách đột phá.
Tưởng tượng điều bạn thấy, nghe, cảm giác cơ thể. Hãy làm nó trung thực nhất có thể bởi vì bài tập này sẽ giúp bộ não của bạn đột phá.

4. Hãy coi trọng sự không quen thuộc.

Phần lớn chúng ta làm việc tốt nhất khi chúng ta ở nơi quen thuộc với những dụng cụ quen thuộc. Tuy vậy, trong trường hợp này, lý do chủ yéu bạn gặp rắc rối(trong lúc cần đột phá) chính là do bộ não đã quá quen thuộc với mọi thứ xung quanh, tất cả những việc làm và suy nghĩ trong quá khứ. Bạn cần phải đưa bản thân ra khỏi trạng thái vật lý mà khiến bạn cảm thấy thoải mái mà đến những chỗ khiến bạn không quen thuộc. Có thể là bất cứ chỗ não mà bạn có thể ngồi tập trung suy nghĩ.

Tương tự, công cụ bạn sử dụng trong công việc như chiếc tablet hay máy tính cung sẽ khiến bạn đi vào lối mòn trong suy nghĩ. Hãy làm mọi việc theo cách thú vị hơn. Thay vì dựa dẫm vào tablet, hãy lấy bút chì và giấy ra. Hay một tấm bảng to và một cây bút lông.

5.Ghi mọi thứ ra.

Hãy thử tưởng tượng lại “lý do” của bạn và viết mọi thứ nảy ra trong đầu về việc bằng cách nào để đạt được nó, mặc dù có thể đó không phải là “cái gì” mà bạn vẫn luôn muốn.

Quá trình này tương tự với brainstorm, ngoại trừ rằng việc này chỉ làm một mình chứ không phải trong nhóm. Tuy vậy, nó hơn brainstorm ở hai điểm.

Thứ nhất, không xuất hiện cá tính khác ngoại trừ bản thân. Bạn không phải lo lắng là sẽ chỉ nghĩ ra những ý tưởng “ngu ngốc” bởi vì bạn sẽ là người duy nhất biết rằng chúng ngu ngốc.

Thứ hai, quan trọng hơn, động lực “tại sao” của bạn mang nhiều tính cá nhân thì tốt hơn là bị lẫn vào nhiều người với mục tiêu khác nhau. Bởi vì nó cá nhân nên mới có thể dễ dàng kéo đổ bức tường ngặn cản đột phá.

6. Chọn lựa cách thức đột phá tốt nhất.

Nếu bạn tuân theo công thức ở trên, bạn sẽ có một danh sách các ý tưởng, một vài thứ trong đó hoàn toàn vượt qua mọi thứ mà ban đầu bạn tưởng tượng. Nó có thể có nhiều “cái gì” hơn, chẳng hạn như là dịch vụ mới thay vì sản phẩm mới. Nhưng chắc chắn là sẽ có nhiều “bằng cách nào hơn” cho dù “cái gì” vẫn giữ nguyên.

Cá nhân tôi đảm bảo cho phương thức này, vì tôi đã sử dụng nó để tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo thúc đẩy sự nghiệp và cuộc sống lên phía trước. Trên thực tế, chính bản thân bài viết này cũng được viết trong một buổi mảnh giấy-cây viết chì khi đang xem con tôi chơi bóng rổ. Nếu bạn tuân theo trình tự này, tôi đảm bảo bạn sẽ nghĩ ra thứ gì đó bất ngờ.

Theo Inc.

Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan