Những mánh phát biểu mà bạn nên thử

Những lời khuyên này sẽ giúp bạn khéo léo thực hiện một bài thuyết trình một cách tự tin, cho dù bạn có sợ phát biểu trước đám đông đến đâu.

Nếu chỉ cần nghe đến cụm từ “phát biểu trước đám đông” đã đủ để làm bạn phải run rẩy lẩy bẩy thì Zack Holman, lập trình viên nổi tiếng tại GitHub- một mạng phát triển phần mềm, là người bạn nên tìm đến. Đây cũng là nội dung bài phát biểu của Holman trên trang speaking.io,một website dành cho những người sợ phát biểu trước đám đông còn hơn cả …cái chết. Trang web này cung cấp khá nhiều lời khuyên hữu hiệu để giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi, cũng như chuẩn bị một bài nói hay, thu hút sự chú ý của người nghe (Hãy truy cập nếu bạn muốn cải thiện bài phát biểu của mình hơn nhé).

Mặc dù Holman là một lập trình viên chứ không phải một diễn giả, thế nhưng anh ta đã sớm bị cuốn vào văn hóa phát biểu tại GitHub- nơi mà theo Holman có đến gần một nửa (trong tổng số 240 nhân viên) đưa ra các bài nói chuyện vào năm ngoái. “Những bài nói đầu tiên rất thú vị và tôi bắt đầu từ đó, và cho đến một ngày tôi phát hiện bản thân đã đang làm công việc của một diễn giả rồi,” Anh cho biết, “Phát biểu (Speaking) cũng chỉ là một kỹ năng mà thôi.”

Tôi (người viết bài- Jill Krasny) đã hỏi Holman xem bằng cách nào anh ta có thể làm chủ nghệ thuật phát biểu trước đám đông và làm thế nào để các lãnh đạo doanh nghiệp có thể nâng cao kỹ năng phát biểu của họ. Dưới đây là một số lời khuyên:

1. Hãy nhớ rằng bạn đang kể chuyện

“Những diễn giả tài giỏi là những người nhận ra rằng “phát biểu” chính là kể một câu chuyện”, Holman cho biết. “Không cần thiết phải quá hàn lâm, cái bạn cần đó là một chút gì đó giải trí, một chút gì đó thú vị”. Khi bạn thực hiện bài nói, hãy nhớ tập trung vào các yếu tố mà bạn nghĩ rằng nó thú vị. Hãy trung thực một cách …tàn nhẫn với bản thân về việc nội dung phát biểu có hấp dẫn hay không. Một lời khuyên: hãy thu video các bài nói của bạn và xem thử xem chúng có thu hút được sự chú ý của chính bạn hay không.

2. Giữ cho bài phát biểu thật đơn giản

Mỗi bài nói nên chưng ra những điểm đơn giản nhất để người nghe có thể lưu giữ được thông tin trong đầu. “Khi bạn thấy có ai đó sử dụng đến 100 gạch đầu dòng trong một bài nói, ắt hẳn là bạn sẽ cảm thấy rất chán nản”, Holman cho biết. “Hãy tuân thủ luật ba đầu dòng… một nhóm các thông tin đơn giản sẽ hữu hiệu hơn rất nhiều.”

3. Học hỏi từ người khác

Học hỏi từ thực hành chính là yếu tố quan trọng. Học tập từ các chuyên gia (masters) là cách để bạn nâng cao bản thân.Holman cũng thừa nhận anh là một trong những fanboy của Apple. Sau khi xem một series bài phát biểu của Steve Jobs, anh đã nhận ra đâu là cái mà người nghe muốn. “Ông ta nói chậm, đơn giản và thận trọng” Holman cho biết. Ngoài ra Steve còn biết cách truyền tải những yếu tố thú vị (wow-factor) làm cho các bài nói trở nên thật đáng nhớ. “ Nói chung thì trong nhiều phương diện, ông ta là một diễn giả hoàn hảo.

4. Lập lại chính mình

Đừng bao giờ cố gắng nhồi nhét quá nhiều thông tin vào trong bài nói. Ngoài việc đưa ra những điểm chính, hãy luôn lặp lại chính bạn một cách thường xuyên. “Sự lặp lại là một trong những yếu tố biến con người trở thành những người kể chuyện khéo lép,” Holman cho biết. “Những quyển truyện hay sẽ đưa ra một câu nói đùa khi bắt đầu, sau đó họ lặp lại nó, thay đổi nó trong các phần sau. Đấy là một cách hiệu quả để giúp người đọc theo dõi những gì bạn muốn nói.”


Người dịch: Trungmaster, theo Inc.


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan