10 vấn đề lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam tới hết năm 2013

10 vấn đề lớn của nền kinh tế Việt Nam hiện tại là gì ?

1. Tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng vẫn chậm hơn so với thời đại, khoảng cách với các nước khác ngày càng mở rộng

Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2010 của Việt Nam là 6.5% cao gấp 5.2 lần so với năm 1985.
(Tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm trong giai đoạn 1986~2010 đạt 6.8%).Tỷ lệ này cũng gấp 2 lần năm 1990 (Tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm trong giai đoạn 1991~2010 đạt 7.4%)
Có thể nói tỷ lệ tăng trường GDP của Việt Nam đạt mức cao.

Nhưng mặt khác, GDP bình quân đầu người tính theo dollar Mỹ của Việt Nam vào năm 2008 chỉ đạt 1052 dollar Mỹ (Năm 2010 là 1.138 dollar) – chỉ chiếm vị trí khá thấp trong khu vực Đông Nam Á.  Để so sánh, Singapore : 37,597.3USD、Brunei: 35,623USD、Malaysia: 8,209.4USD、Thailand: 4,042.8USD、Indonesia: 2,246.5USD、Philippin: 1,847.4USD).

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 trong 11 nước, tương đương 42.8% chỉ số bình quân của khu vực Đông Nam Á. Đứng vị trí 36 trong 50 nước, tương đương 26% chỉ số bình quân của châu Á. Và trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 138 trong 182 nước, tương đương 11.7% chỉ số bình quân. Vì khoảng cách còn lớn như vậy mà cho dù nền kinh tế các nước khác không phát triển thì Việt Nam cũng cần một thời gian rất dài để theo kịp các nước khác. Thế nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra, và sự thực là số nước có tỷ lệ tăng trưởng GDP cao hơn Việt Nam là không ít.

Từ những dữ liệu trên cho thấy, xếp hạng GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng ở phần nửa dưới trên thế giới, châu Á và cả Đông Nam Á. Để đuổi kịp, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam phải gấp 2 lần trung bình Đông Nam Á, gấp 4 lần trung bình châu Á, và gấp 9 lần trung bình của toàn thế giới.

2. Tăng trưởng trong thời gian dài nhưng không ổn định

Kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái trầm trọng trong những năm 1979 và 1980 và chỉ thực sự phát triển trở lại vào năm 1981. Tính đến năm 2010, kinh tế Việt Nam đã phát triển liên tục trong 30 năm. Kỷ lục này vượt qua Hàn Quốc (với 23 năm ) , thua Trung Quốc (32 năm).  Trong 30 năm qua, Việt Nam tăng trưởng trung bình 6.73% nhưng không ổn định.

Chất lượng của nền kinh tế còn thấp, những vấn đề xã hội còn tổn tại rất nhiều, những cải thiện trong việc bảo vệ môi trường sống còn rất ít ỏi. Sức tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào chỉ số tăng trưởng vốn (chiếm khoảng 53%), sự gia tăng của nguồn lao động (từ 19-20%), những yếu tố mang tính tổng hợp như tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, cải thiện năng suất lao động bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật chỉ chiếm từ 28~29%. Tỷ lệ này thấp hơn so với chỉ số bình quân trong khu vực là 35~40%.

Từ kinh nghiệm của các nước phát triển, mục đích cuối cùng của nền kinh tế phải là sự tăng trưởng mang tính ổn định, chứ không phải là việc đạt tới sự phát triển quá nhanh chóng. Nếu Việt Nam không nâng cao chất lượng nền kinh tế và giữ ổn định thì việc duy trì mức tăng trưởng cao này là rất khó khăn trong tương lai gần.

3. Mở rộng giao lưu với thế giới nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhưng lại rơi vào tình trạng nhập siêu kinh niên

Có 5 điều cần chú ý tới tình trạng nhập siêu của Việt Nam:
① Tình trạng nhập siêu đã kéo dài hơn 25 năm, chỉ có 1 lần duy nhất là xuất siêu nhẹ vào năm 1992 là 41 triệu USD.

②Tổng vốn nhập siêu rất lớn

Năm 2008 là trên 18 tỷ USD, trong vòng 4 năm qua luôn cao hơn 10 tỷ USD, vượt qua tỷ lệ an toàn của tồng kim ngạch xuất khẩu và GDP là 20%.

③Gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới nhằm thúc đầy xuất khẩu nhưng lại trở thành nhập siêu. Nhất là sau khi gia nhập WTO, con số này đã tăng rất nhanh chóng.

④Cùng với việc nhập siêu là việc giá cả xuống thấp hơn tạo lợi ích ngắn hạn cho người tiêu dùng, nhưng ngay sau đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của nền sản xuất trong nước, và làm tỷ lệ sản phẩm quốc nội chiếm hữu thị trường xuống thấp bắt người tiêu dùng phải mua với giá cao.

⑤Các sản phẩm nhập siêu không phải là hàng công nghệ cao mà là các sản phẩm công nghệ lỗi thời từ Trung Quốc.

4. Phát triển kinh tế thị trường nhưng sự thay đổi của thể chế kinh tế chậm 

Số công ty quốc doanh giảm nhưng quy mô lại mở rộng. Tỷ trọng của nguồn vốn quá lớn cho với tỷ trọng của nguồn nhân lực. Các công ty tư nhân mọc lên cải thiện tỷ lệ thất nghiệp nhưng quy mô nhỏ và tăng trưởng kém.

Cải cách hành chính chậm chạp, chi tiêu kinh phí không hợp lý, kinh phí “ngầm” còn rất lớn. Môi trường cạnh tranh không bình đẳng. Tuy gọi là kinh tế thị trường nhưng hiện tượng độc quyền còn rất phổ biến. Tỷ lệ tham nhũng, các vụ án tham những “cực lớn” xảy ra như cơm bữa.

5. Khẩu hiệu “Công nghiệp hóa hiện đại hóa ” được kéo dài 15 năm nhưng phần lớn là nền công nghiệp gia công 


Vì tỷ lệ gia công còn cao nên giá trị thặng dư rất thấp. Các nguyên vật liệu vẫn phụ thuộc vào nước ngoài khiến kim ngạch nhập siêu lớn, dễ chịu ảnh hưởng của thị trường bên ngoài.

6. Phát triển nông nghiệp chưa đúng tầm 

Việt Nam vốn là nước nông nghiệp, tỷ lệ người dân theo nghề nông đến năm 1945 lên tới 90%, hiện tại 70%.

Nền nông nghiệp bắt đầu phát triển vào năm 1980, vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế xã hội tới những năm 1990, nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam vượt qua nguy cơ tiền tệ châu Á những năm 97, 98 và khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, 2009. Thế nhưng, tỷ lệ đầu tư vào nông lâm thủy sản vẫn còn rất nhỏ. Chiếm 13.8% năm 2000, 7.5% năm 2005 và giảm xuống chỉ còn 6.3% năm 2009.
Tỷ lệ đất nông nghiệp đặc biệt là đất dùng để trồng lúa giảm dần theo từng năm, sự chênh lệc giữa nông thôn và thành thị ngày càng mở rộng từ thu nhập cho tới điều kiện sống.

Tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn cao gấp 2 lần so với thành thị và số người nghèo ở nông thôn chiếm 90% số người nghèo toàn quốc.

7. Kêu gọi đầu tư nước ngoài nhưng là nước có mức lãi xuất cho vay cao trong khu vực 


Thu nhập người lao động còn thấp, khả năng thanh toán và tiêu dùng còn yếu. Và thị trường phụ thuộc vào sản phẩm nhập khẩu mỗi khi nhà nước tăng đầu tư và thuế tiêu dùng.

8. Tỷ lệ động viên tài chính cao nhưng tỷ lệ vượt trần dự toán lớn và tăng dần theo từng năm 

Tỷ lệ kim ngạch dự toán của Việt Nam so với GDP tăng theo từng năm và ngày càng tăng mạnh

Năm 1995 là 27.1%, năm 2000 là 29.6%, năm 2005 tới 2007 tăng từ 35.6% lên 43.1%.
Năm 2009 là 38.1%, ở mức cao trên thế giới.

Dự toán quốc gia tăng so với GDP, năm 200 tới 2005 tăng từ 20,5% lên 27.2% và đạt 28.1% năm 2008.
Tỷ lệ chi tiêu vượt quá GDP tăng mạnh, từ năm 2000 cho tới 2009 tăng từ 4.1% lên 6.9%.

Năm 2010 có giảm nhưng vẫn ở mức 6%. Điều này dẫn tới sự mất ổn định kinh tế vĩ mô, là nguyên nhân của lạm phát.

9. Hiệu quả của việc đầu tư khoa học kỹ thuật lên nền kinh tế còn rất yếu 


Tỷ lệ sản phẩm từ khoa học giáo dục so với GDP từ nhiều năm chỉ chiếm 0.62 tới 0.63%, không tạo được ảnh hưởng lớn tới sức phát triển kinh tế. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là tỷ lệ đầu tư cho khoa học kỹ thuật còn rất thấp, năm 2009 là 0.73%. Hệ thống đầu tư cũng chưa được thành lập, hay việc feedback các thành quả nghiên cứu vào sản xuất còn rất ít.

10. Ưu tiên giáo dục nhưng có nhiều hạn chế và vấn đề 

Nhà nước Việt Nam đặt quốc sách hàng đầu là giáo dục, và tỷ lệ thu chi dự toán dành cho giáo dục, đặc biệt là về mảng khoa học kỹ thuật tăng dần theo từng năm. Nhờ đó chất lượng giáo dục được cải thiện nhưng hiệu quả còn rất thấp.

Nguồn: http://www.bcc-jp.com/member/news/economy/20100906-2217.html

Dịch: Nguyễn Xuân Truyền

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan