Sau chiến tranh, sự phát triển thần kì về khoa học – kỹ thuật của Nhật Bản ban đầu phần lớn đều nhờ vào sự giúp đỡ từ Mỹ. Tuy nhiên, trong thập niên 80 của thế kỉ trước 1 phương pháp luận dựa trên những thành tựu từ những năm 1960~1970 đã được ra đời và mang tên “Hình mẫu Nhật Bản”. Cùng thời điểm đó, Nhật Bản đã có những lĩnh vực đã bắt kịp những nước tiên tiến trên thế giới. và không ít lĩnh vực đã dẫn đầu thế giới.
Trong vấn đề nghiên cứu tại Nhật Bản, nếu nhìn từ khía cạnh chi phí, không phải là chính phủ mà chính cá nhân mới là nhân tố chính. Những con số cụ thể sau đây sẽ lí giải điều đó. Vào năm 1965, tỉ lệ những nghiên cứu do chính phủ thực hiện là 31%, cá nhân là 69%. 21 năm sau, năm 1986, tỉ lệ này lần lượt là 20% và 80%.
Tuy nhiên, nếu giới hạn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, do sự rủi ro khá cao nên hầu hết những nghiên cứu được tiến hành chủ yếu do phía chính phủ. Trong những năm 1960~1970 hầu như những nghiên cứu đều thất bại và tỉ lệ thành công là rất nhỏ. Và tỉ lệ này đã thay đổi rõ rệt vào những năm 80, bởi những nhân tài đã được nuôi dưỡng qua nhiều thất bại trong quá khứ.
1. Những dự án năng lượng nguyên tử tiêu biểu của Nhật Bản
Những yếu tố quan trọng để phát triển một dự án kĩ thuật là quản lí rủi do, tính sáng tạo, lao động trí óc, sự tích lũy thông tin. Đặc biệt, khi phát triển dự án điện nguyên tử, do phải trải qua những giai đoạn phát triển lâu dài, tiêu tốn lượng kinh phí khổng lồ và đi kèm là những rủi do rất cao nên chính phủ phải đứng ra thực hiện. Hơn nữa, dù là chính phủ hay cá nhân thì tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá sự thành bại của một dự án khoa học là nó có hoàn thành được những mục tiêu ban đầu hay không? Hay những dự án liên quan đến năng lượng nguyên tử của chính phủ hoặc những nghiên cứu khoa học mạng tính cá nhân có mang tính thực tiễn, tính kinh tế hay không?
Tại Nhật Bản rất nhiều các dự án về điện nguyên tử đã được nghiên cứu. Điển hình như nghiên cứu về lò chứa nước nhẹ an toàn, nghiên cứu về các loại lò nguyên tử… do Trung tâm nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nhật Bản (JAERI) thực hiện. Hoặc những dự án nghiên cứu về tàu hạt nhân do cơ quan phát triển tàu hạt nhân Nhật Bản (JNSDC) phát triển. Ngoài ra, dự án phát triển bệ chấn động ba chiều quy mô lớn của cơ quan thiết bị phát điện nguyên tử (NUPEC) cũng đưa ra nhiều thành quả nghiên cứu to lớn về các loại lò nguyên tử, tính an toàn của các loại lò, các phản ứng tổng hợp…
Đặc biệt, một dự án mang tầm quốc gia, tiêu tốn khá nhiều thời gian và tiền của là dự án phát triển các loại lò phản ứng hạt nhân sản xuất trong nước và kĩ thuật tái sử dụng nhiên liệu hạt nhân. Sau khi các lò phản ứng được đưa vào hoạt động, rất nhiều những ý kiến cho rằng những nghiên cứu về làm giàu uranium, tái xử lí, thử nghiệm nâng cấp chuyển đổi các mẫu lò phản ứng (hugen)… mang tính kinh tế và tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, theo tác giả bài viết này, ngoài nghiên cứu làm giàu uranium thì các dự án còn lại đều thất bại.
Vậy tại sao hầu hết các dự án được đánh giá là thất bại, mời các bạn đón đọc kì tiếp theo.
Người dịch: Bùi Linh
Theo Tech on