Đại diện của Bsize, Yagi keita là một trong những khởi nghiệp gia kiểu mới trong lĩnh vực phần cứng đang nhận được nhiều quan tâm hiện nay. Sản phẩm đèn LED để bàn (STROKE) được sản xuất chỉ với một người từ lúc được phát minh cho tới khí đưa ra thị trường, đang trở thành sản phẩm được yêu thích từ chất lượng đến mẫu mã và thổi một luồng gió mới cho thị trường. Ông ấy đã làm thế nào để tạo ra “Phương thức sản xuất chỉ với 1 thành viên”. Ông Yagi Keita sẽ kể lại quá trình phát minh ra (STROKE) và mô hình của nhà máy trong tương lai.
“Nhà sản xuất”, khi nghe từ này bạn sẽ tưởng tượng đến những công ty nào? Sony? Toyota? Cũng có thể là Uniqlo.
Bsize là nhà sản xuất khác xa với những gì mà bạn tưởng tượng. Nói chính xác là nhân viên của Bsize thì chỉ có 1 thành viên, chỉ có 1 người trong một nhà sản xuất điện gia dụng. Khi nghe thấy điều này có thể làm bạn giật mình hay là cảm thấy vô lí. “Nhà sản xuất chỉ với 1 thành viên là điều không thể tưởng tượng”. Tôi cũng đã từng nghĩ như thế.
Câu chuyện này không phải là về một anh hùng vĩ đại, cũng không phải là một kì tích, mà là về một cách thức đơn giản của một kĩ sư trẻ (U20) có thể một mình vận hành một nhà máy sản xuất.
Yagi keita sinh năm 1983, là đại diện của Bsize, đã tốt nghiệp cao học trường đại học Osaka chuyên ngành điện tử. Năm 2007, bắt đầu làm việc trong bộ phận thiết kế khung gầm máy y tế thuộc công ty Fuji Film. Song song với việc tự học thiết kế là việc nâng cao các kĩ năng thông qua các cuộc thi và đã đạt nhiều giải thưởng. Cuối tháng 1 năm 2011, nghỉ việc tại công ty Fuji Film và tự thành lập Bsize vào tháng 9 cùng năm. Tháng 12 năm đó bắt đầu bán sản phẩm đầu tiên là đèn LED để bàn STROKE. STROKE đã dành được giải thưởng Good Design và Red Dot Design.
Sơ đồ tổng thể về phương thức phát triển sản phẩm
Nhà sản xuất đã phát triển và bán những sản phẩm như thế nào? Và tại sao có thể làm bằng 1 người được? Đầu tiên hãy cùng xem xét sơ đồ tổng thể.
Lập kế hoạch – Suy nghĩ căn bản 6W4H
Khi chế tạo một sản phẩm, việc đầu tiên cần giải quyết là lập kế hoạch cho sản phẩm. Lập kế hoạch thật ra là làm những gì? Hãy thử sắp xếp bằng 6W4H và bắt đầu suy nghĩ về những khái niệm của sản phẩm trong kế hoạch,
Đầu tiên hãy suy nghĩ về khái niệm “Tại sao (why) lại chế tạo sản phẩm này, và làm nó cho ai (who)”. Tiếp theo, hãy quyết định những đặc điểm như tính năng, khối lượng, kích thước bằng thông số cụ thể mà thể hiện được những khái niệm đó. Sau đó, tập hợp những thông số lại thành tập thông số kỹ thuật. Tuy nhiên, những thông số này nếu không mang tính hiện thực, kỹ thuật hoặc không mang lại lợi ích thì không có ý nghĩa.
“Cần phải áp dụng kỹ thuật gì? Phải thiết kế như thế nào? Dùng phương pháp chế tạo nào để có thể thực hiện được kế hoạch (How)”, hơn thế nữa, “Ai (Who), đến bao giờ (When), cần bao nhiêu tiền để hoàn thành việc phát triển sản phẩm. Bán sản phẩm đó với giá bao nhiêu (How much), bán ở đâu (Where), trong bao lâu (How long), bao nhiêu chiếc (How many) thì sẽ mang lại lợi nhuận” tất cả cần được lên kế hoạch một cách cụ thể.
Dựa trên những điều này, hãy hoàn tất kế hoạch phát triển sản phẩm và bán hàng.
Thiết kế – Sử dụng kỹ thuật thiết kế và công cụ, module, nguồn mở như thế nào?
Hãy thử xem quyển thông số kỹ thuật. Trong đó có đầy đủ những thông số tiêu chuẩn dùng để định nghĩa sản phẩm. Thế nhưng, đây mới chỉ là những con số. Để có thể hiện thực hóa nó thành sản phẩm thì cần thiết phải nghiên cứu về cấu tạo của sản phẩm, cách lắp ghép các linh kiện điện tử hay chương trình.
Để làm được điều đó thì “kỹ thuật thiết kế” và “công cụ thiết kế” là rất quan trọng. Công cụ thiết kế là thứ mang lại hiệu quả to lớn trong việc thiết kế nhưng nó cũng tiêu tốn hàng trăm tới hàng nghìn vạn yên. Tuy nhiên, hiện nay giá thành của nó cũng giảm một cách đáng kể, và đang xuất hiện những công cụ miễn phí cho người dùng.
Tất nhiên, nếu có công cụ tuyệt vời nhưng không có kỹ thuật thiết kế thì không khác gì cầm vàng trên tay mà thôi. Vậy thì, kỹ thuật thiết kế ở đây là gì? Nếu chỉ có kỹ thuật thiết kế mà không có kinh nghiệm thiết kế thì rất khó để lĩnh hội. Thế nhưng, dẫu có như thế đi chăng nữa thì cũng không nên bỏ cuộc, cần bổ xung những kỹ thuật thiết kế đang còn thiếu.
Ví dụ, bộ phận được gọi là module thì cung cấp bằng cách đóng gói, tập hợp rất nhiều kỹ thuật như thiết bị truyền thông vô tuyến, nguồn, thiết bị hiển thị, thiết bị cảm ứng . Sau khi mua, nếu bạn kết nối các thiết bị trên theo đúng quy định thì có thể thực hiện đơn giản các kỹ thuật tiên tiến.
Hơn nữa, Open source hardware [1*] cũng hữu dụng. Sau khi lấy các dữ liệu ban đầu làm cơ sở, nếu chúng ta thay đổi hình dạng hay lược bỏ các chi tiết không cần thiết thì có thể tự thay đổi được các bộ phận cơ khí và các bản mạch theo mong muốn. Sử dụng công cụ thiết kế, bổ sung thêm kỹ thuật thiết kế bằng module, dựa vào đó tự chúng ta có thể thiết kế sản phẩm mà mình ưa thích 1 cách đơn giản.
Chế tạo thử – Cuối cùng thì ý tưởng cũng hình thành
Sau khi hoàn thành phần thiết kế, chúng ta đã có sơ đồ và dữ liệu, việc cuối cùng là chế tạo. Những ý tưởng vô hình giờ đây đã trở thành sản phẩm thực tế chuyển động ngay trước mắt và có thể sờ,chạm. Vậy thì, làm thể nào để chế tạo được? Quy trình chế tạo sẽ gồm 3 bước:
Đầu tiên, chúng ta sẽ mua những sản phầm thông dụng (cung ứng sản phẩm)
Sau đó sẽ chế tạo từng bộ phận độc lập ( gia công sản phẩm)
Cuối cùng là lắp ghép chúng lại (tổ hợp).
Những module và các linh kiện điện tử đã nói ở trên thì có thể mua online từ các trang website bán hàng. Đối với những bản mạch thiết kế độc lập và những bộ phận cơ khí chỉ cần upload các dữ liệu thiết kế tới dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Bằng việc lắp ráp những bộ phận này lại thì 1 người cũng có thể hoàn tất việc chế tạo 1 sản phẩm mẫu. Thật sung sướng hơn nữa khi cầm trong tay sản phẩm mẫu được củ thể hóa từ ý tưởng ban đầu. Tuy nhiên, sản phẩm này liệu có hoạt động đúng theo thiết kế? Chúng ta hãy cùng bắt đầu kiểm chứng điều này.
Kiểm chứng – Để biến sản phẩm thành thương phẩm
Sản phẩm mẫu đã hoàn thành nhìn thoáng qua dù có chức năng chính xác thì cũng chưa chắc có đầy đủ các tính năng cần thiết. Và liệu rằng nó có dễ sử dụng ở mọi hoàn cảnh hay không? Thực sự nó có đáp ứng được toàn bộ tính năng cơ bản biểu hiện thông số kỹ thuật không ? Có gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên hay các sản phẩm khác không? Nó có thể sử dụng trong một thời gian dài? Dẫu trong trường hợp hỏng hóc cũng đảm bảo an toàn không?
Đối với những vấn đề này, nhà sản xuất cần thiết phải thực hiện các thí nghiệm kiểm chứng nghiêm ngặt, sau đó sử dụng kết quả để phán đoán chất lượng của sản phẩm và độ tin cậy lâu dài. Trong các thí nghiệm kiểm chứng này thì cần thiết phải có những thiết bị lớn, vì vậy đối với nhà sản xuất chỉ với 1 thành viên thì đây là một trở ngại lớn. Tuy nhiên, thật may mắn, chúng ta có thể nhận được sự trợ giúp từ các trung tâm kỹ thuật. Các trung tâm này là những cơ sở rất hữa ích, ngoài việc thảo luận về kiểm chứng sản phẩm, chúng ta hoàn toàn có thuê các thiết bị để kiểm chứng.
Sản xuất hàng loạt – Xây dựng hệ thống sản xuất có thể chế tạo hàng loạt sản phẩm
Sau khi đã đạt yêu cầu trong thí nghiệm kiểm chứng, thì chúng ta sẽ bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt và vận chuyển. Đây là giai đoạn cuối cùng. Sau khi tiến hành sự hợp tác của nhiều nhà sản xuất lại với nhau, nếu có đầy đủ các bộ phận, linh kiện thì quá trình lắp ráp được bắt đầu.
Nếu là những nhà sản xuất lớn họ có thể tự lắp ráp tại công trường của mình, nhưng đối với nhà sản xuất 1 người thì để có công trường riêng đương nhiên là rất khó khăn. Khi đó thì nên ủy thác hoàn toàn cho những nhà máy lắp ghép ESM[2*] là dịch vụ nhận ủy thác sản xuất mà chúng ta có thể tận dụng. Nếu sử dụng dịch vụ ESM thì nhà sản xuất 1 thành viên không cần thiết phải có công trường riêng.
Hơn nữa, dù là ai chế tạo vào lúc nào đi nữa thì, để sản phẩm có thể mang những tính năng nhất định thì nên đặt ra nhiều quy tắc, hướng dẫn chung như là phương pháp kiểm tra chi tiết, sản phẩm, phương pháp vận chuyển, các điều kiện bảo quản, trình tự lắp ghép, môi trường lắp ghép, quản lí số hiệu sản phẩm… sau đó áp dụng toàn bộ vào trong quá trình sản xuất. Chỉ những sản phẩm đạt tất cả các tiêu chuẩn trên thì mới được đóng hộp và cuối cùng trở thành thương phẩm.
[1*] : trong lĩnh vực phần mềm máy tính ,mã nguồn được công khai rộng dãi được gọi là Open source software. Open source hardware chỉ những thiết bị điện tử, máy tính được thiết kế dựa trên hình thái giống với Open source software
[2*] : là viết tắt của chữ Electronic Manufacturing Service. Là những xí nghiệp chuyên sản xuất các linh kiện điện tử được đặt hàng từ các nhà sản xuất khác.
Người dịch: Bùi Linh
Theo WirelessWire news