Nếu bạn muốn khuyến khích ai đó, trước hết hãy im lặng (phần 2/2)

Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về hiệu quả của sự đối tác và sự khuyến khích với người tập luyện thể thao, bài hôm nay chúng ta tìm hiểu về mối quan hệ trong công việc. Một thành viên trong một tập thể khi suy nghĩ mình là một mắt xích yếu có thể giúp cả tập thể nâng cao thành tích hay không, chúng ta hãy cùng tạp chí kinh doanh Harvard tiếp tục phỏng vấn giáo sư Irwan

Tạp chí kinh doanh đại học Harvard: Tại sao việc tin rằng bạn đang ở trong một nhóm lại tạo ra sự khác biệt?

Giáo sư Irwan: Cái mà chúng tôi nhận ra là cảm giác không thể thay thế; chúng bắt nguồn từ việc có mục tiêu chung, làm bạn cố gắng hơn, đặc biệt là khi bạn biết bạn là sự kết nối yếu hơn trong nhóm.Sự gắn kết trong nhóm sẽ trở nên mạnh hơn.

Tạp chí kinh doanh đại học Harvard: Trong tình huống trên, người huấn luyện là những người lạ. Sự khuyến khích bằng lời có tạo ra động lực không nếu đối tác có kỹ năng hơn là một người bạn hoặc một người huấn luyện cá nhân hay một nhà quản lý?

Giáo sư Irwan: Trong một vài tính huống, việc trở thành đối tác với một người bạn cải thiện thành tích nhiều hơn trở thành đối tác với một người lạ – nhưng chỉ khi bạn nghĩ bạn là một thành viên không thể thay thế đối với sự thành công của nhóm và bạn là sự liên kết yếu của nhóm.Khi bạn đang thực hiện một công việc cùng với bạn của bạn nhưng không phải là một liên kết yếu trong nhóm, vẫn có động lực được tạo ra, nhưng nó giống với động lực bạn có với một người lạ.

Tạp chí kinh doanh đại học Harvard:  Chúng ta có thể dùng tiền để thúc đẩy mọi người và cải thiện thành tích không? Tiền có thể giúp ích không?

Giáo sư Irwan:Không. Chúng tôi đã thử và những phần thưởng bằng tiền dường như có thể tạo động lực.Trong một thí nghiệm khác, chúng tôi đã cung cấp cho các đối tượng một tờ vé xổ số, cái mà tạo cho họ cơ hội trở thành thành viên của phòng tập thể dục trị giá 80$ cho mỗi giây họ giữ một tấm ván. Những người thực hiện với đối tác và có sự khuyến khích bằng tiền đã giữ tấm ván chỉ bằng nửa thời gian so với những người không được khuyến khích bằng phần thưởng là thẻ hội viên. Sự khuyến khích này có vẻ xung đột với động lực từ bên trong. Nó đã tạo ra sự cạnh tranh về mục tiêu: giúp đội hay giành được thẻ hội viên tập thể dục, và làm phân tâm họ khỏi những động lực lớn hơn.

Tạp chí kinh doanh đại học Harvard:Tập thể dục là mục tiêu có thể đo được dễ dàng. Nhưng trong công việc không phải lúc nào đích đến cũng luôn luôn rõ ràng như vậy. Các ông chủ có nên dừng sự khuyến khích bằng lời đối với nhân viên của họ không?

Giáo sư Irwan:Chúng tôi đã nghiên cứu điều này một cách cụ thể. Nhưng khi bạn xem xét công việc nhóm trong doanh nghiệp và trong việc thực hiện một hoạt động thể chất, một trong những yếu tố dường như khá liên quan và hiệu quả đối với thành tích là sự kết nối, là liệu mọi người trong nhóm có cảm giác về sự thống nhất hay không. Và một cảm giác rằng lỗ lực của bạn là quan trọng cho sự thành công của cả nhóm rất có khả năng là một phần của sự kết nối. Nếu điều đó đúng, tôi cho rằng một vài nguyên tắc tương tự sẽ đúng trong doanh nghiệp. Đó chính là hướng tôi đang nghiên cứu. Liệu Chúng ta có thể rút ra cảm giác không thể thay thế chiếm bao nhiêu phần trong những loại công việc và hoàn cảnh khác, và khi đó chúng ta điều chỉnh cách tạo thúc đẩy dựa vào bằng chứng tỏ rằng sự khuyến khích liên tục không hiệu quả?

Nghe có vẻ như bạn phải ra ngoài phòng thí nghiệm và đi vào thực tế để thí nghiệm.

Chúng tôi đã bắt đầu.Chúng tôi đang lập nhóm trong thế giới thực cùng với các đối tác ảo và đang phân tích kết quả. Một người bạn của tôi cũng đã xem xét các cuộc đua chạy tiếp sức trên đường và bơi lội, là những môi trường tự nhiên để thu được kết quả vì bạn có thể so sánh trực tiếp chính bạn với người ở làn bên cạnh và bạn có một đội bạn không muốn làm họ thất vọng. Cho đến nay, những kết quả là trùng hợp: Những sự kết nối yếu trong nhóm thể hiện tốt hơn trong cuộc chạy tiếp sức so với những người chạy một mình.

Hết

______________________________________________________________________________________

Theo Harvard Business Review

Dịch bởi Mai Sinh Thời và Nguyễn Thị Hồng

______________________________________________________________________________________

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan