Thiết bị bay cá nhân Martin Jetpack có thể sẽ bắt đầu được phân phối từ năm 2014

Thiết bị bay cá nhân Martin Jetpack được phát triển bởi công ty Máy Bay Martin (tại New Zealand) mới đây đã có một thay đổi lớn về mặt thiết kế. Ra mắt với tên “nguyên mẫu P12”, Martin Jetpack là một thiết bị trực thăng cá nhân cánh ngầm (ducted-fan personal Vertical Take-Off and Landing- gọi tắt là VTOL) đã được cấp phép để thử nghiệm với phi công như máy bay hạng nhẹ cấp 1 (class 1 microflight). Sản phẩm thương mại đầu tiên sẽ được ra mắt dự kiến vào giữa năm 2014, dành cho các nghề nghiệp phản ứng nhanh như cứu hỏa, giải cứu hay cảnh sát. Theo công ty Martin, sản phẩm dành cho người dùng cá nhân sẽ được ra mắt sau khi các mô hình được điều chỉnh kỹ lưỡng trong thực tế sử dụng.

Ông Glenn Martin, người sáng lập công ty Máy Bay Martin, đã phát triển Jetpack trong suốt 30 năm qua. Nguyên mẫu P12 cũng như tên gọi của nó chính là nguyên mẫu thứ 12 của sản phẩm này. Glenn đã khởi đầu nghiên cứu chế tạo trong nhà để xe (garage) của gia đình vào buổi đêm với ngân quỹ chỉ 20$ New Zealand một tháng. Và vào năm 2010, ông bắt đầu có những nỗ lực nghiêm túc đầu tiên để đưa Jetpack ra mắt thị trường. Với sự ra mắt của P12, xem chừng như việc đưa sản phẩm này vào sản xuất hàng loạt đã là chuyện trong tầm mắt của Glenn.

martin-jetpack-delivered-2014-new-prototype-11
Hình ảnh thiết bị bay cá nhân (Nguồn: Martin Aircraft)

Nguyên mẫu P12, được Peter Cocker, CEO của công ty Máy Bay Martin giới thiệu như là một bước-tiến-khổng-lồ so với các nguyên mẫu trước đó. Việc thay đổi vị trí của ống dẫn phản lực đã tạo ra một bước đột phá trong hoạt động của P12 so với nguyên mẫu trước đó, đặc biệt là về tính cơ động. Ngoài ra các cánh quạt của ống phản lực cũng được chế tạo bằng sợi carbon (carbon-fiber). Hiện nay, P12 có thể đạt tốc độ tối đa 74km/h và bay ổn định ở tốc độ bình thường 56km/h. Một bình nhiên liệu đầy khí gas cao cấp (đã được chế thêm dầu) có thể cho phép phi công bay lượn trong khoảng 30 phút, hoặc bay tới vị trí ở xa 30km. Với trọng lượng cất cánh cao nhất 330kg, các quạt của ống dẫn phản lực có thể tạo ra lực đẩy đến 50kg.

martin-jetpack-delivered-2014-new-prototype-0
Cánh quạt của động cơ phản lực được làm bằng sợi carbon (Nguồn: Martin Aircraft)

Trần bay của Jetpack đạt 3000ft (900m), và được khuyến cáo hoạt động tại độ cao trên 500ft (150) để hệ thống bảo hộ (bao gồm cả dù) có thời gian khởi động khi tình huống xấu xảy ra. Với độ ồn đạt đến 95dB (tương đương một máy hút bụt cỡ lớn và ồn ào) mà bạn có thể thấy trong clip cuối bài thì phi công cần thiết phải được trang bị thiết bị cách âm, kèm với mũ bảo hiểm, thiết bị cố định cổ, và đồ chống cháy.

Mục tiêu hiện tại của Martin đó là cải thiện và nâng cao khả năng hoạt động của Jetpack trước khi cho ra mắt sản phẩm thương mại. Đặc biệt, Martin cũng đag thay đổi lại thiết kế của động cơ nhằm kéo dài thời gian bảo trì cần thiết thêm 200 tiếng. Một trong những vấn đề khác được dự định sửa đổi đó là việc nâng cấp thiết kế trục khuỷu bằng một mảnh quay duy nhất. Động cơ của Jetpack là có một thiết kế riêng biệt, với công suất tối đa 200 mã lực (150kW) và mô men xoắn 245Nm. Được thiết kế trên nền tảng động cơ 2 thì V4, động cơ Jetpack được gia công kỹ lưỡng để nên khối lượng chỉ còn 60kg. Kích thước của động cơ khá nhỏ, 0.5×0.45×0.4m. Để dễ so sánh thì một động cơ oto 4 thì 200 mã lực hiệu suất cao của Weber Motor nặng tới 75kg và có kích thước lần lượt là 0.5×0.5×0.45.

_martinjetpack024
Động cơ V4 của Jetpack (Nguồn: Martin Aircraft)

Mặc dù Martin Jetpack được xếp hạng máy bay siêu nhẹ (microlight aircraft) tại khá nhiều nước trên thế giới, nhưng tại Mỹ thì nó vẫn bị xếp vào máy bay thể thao nhẹ (light sport plane). Do đó, để có thể sử dụng thiết bị này, người mua sẽ cần có bằng phi công thể thao (Sport Pilot). Và mặc dù không bị pháp luật yêu cầu, công ty Martin vẫn cung cấp các khóa huấn luyện để giúp người sử dụng có thể làm quen, sẵn sàng hơn khi bay cùng Jetpack. Dù Martin hy vọng có thể bán Jetpack với giá chỉ tầm 100,000$ (bao gồm cả phí vận chuyển, thuế..) tại Mỹ, nhưng giá ban đầu dự kiến có thể sẽ nằm trong khoảng 150-200,000$. Công ty này vẫn đang tiếp nhận ý kiến yêu cầu từ các khách hàng thương mại và những người dùng tiềm năng về việc sở hữu sản phẩm sớm với số tiền đặt cọc 5000$. Việc sử dụng Martin Jetpack cho cá nhân vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp thế nhưng đương nhiên nếu bạn là một khách hàng của công ty máy bay Martin, thì đây vẫn là 1 sản phẩm đáng để khoe cùng bạn bè đấy chứ.

[youtube link=”http://www.youtube.com/watch?v=SYM0Fcbbg1Q” width=”590″ height=”315″]


Người dịch: Trungmaster, theo Gizmag


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan