Khi đi xe đạp, rất ít người đội mũ bảo hiểm. Ai cũng có thể dễ dàng hình dung được sự nguy hiểm khi va chạm với ô tô, xe máy nhưng tại sao mọi người lại không đôi mũ bảo hiểm? Rất nhiều lý do có thể kể đến đó là: Đội mũ bảo hiểm làm hỏng kiểu tóc, trông không được đẹp, việc mang theo mũ bảo hiểm cũng khá cồng kềnh…
7 năm trước, hai nữ học sinh Thuỵ Điển học về thiết kế công nghiệp cũng cho rằng: “Việc đội mũ bảo hiểm trông không khác gì như đội một cây nấm vừa to vừa cứng lên đầu vậy”. Tuy nhiên, khác với những người khác, hai cô gái này đã ngồi lại nói chuyện nghiêm túc với nhau để tìm ra phương án giải quyết cho vấn đề này. Và họ đã đưa ra phương án mà khiến ai cũng phải ngạc nhiên, đó là chế tạo ra chiếc mũ bảo hiểm không nhìn thấy bằng mắt.
Khi Ana và Terese đến gặp và nói cho vị giáo sư ở đại học của mình về ý tưởng này, sau khi khá ngạc nhiên và bảo: “Trước hết hai em cứ ngồi xuống đã” vị giáo sư đã rất phấn khích và nói với hai cô học trò rằng: “Nếu ý tưởng này được thực hiện, chắc chắn rằng các em sẽ trở thành những triệu phú”. Thực tế sau đó, hai cô gái đã phải mất 7 năm để đưa được ý tưởng đến thương mại hoá sản phẩm.
Ở đây, “mũ bảo hiểm không nhìn thấy bằng mắt” không có nghĩa là những chiếc mũ bảo hiểm được làm bằng chất liệu trong suốt mà mắt không nhìn thấy được. Chiếc mũ bảo hiểm mà hai cô gái này phát minh – Hövding giống như chiếc khăn quàng cổ được quấn xung quanh cổ và có cơ chế tự bung ra ngay trước khi va chạm giống với túi khí của ô tô. Bộ phận cảm biến sẽ cảm nhận động tác của người sau khi gặp tai nạn, ngay sau đó chỉ khoảng vẻn vẹn 0.1 giây túi khí được bung ra bao kín toàn bộ phần đầu để hấp thụ lực va chạm.
Để cảm biến về “khi xảy ra tai nạn” này được hoạt động một cách chính xác, Anna và Terese đã hợp tác với bác sĩ sở hữu một lượng lớn cơ sở dữ liệu liên quan tới tai nạn xe đạp để xây dựng thuật toán của riêng mình.
Dưới đây là video chứng minh lực hấp thụ của loại mũ Hövding này có sức hấp thụ lực va chạm cao gấp 3 lần so với loại mũ bảo hiểm thông thường.
[youtube link=”http://www.youtube.com/watch?v=d7Oud3iGXWY” width=”590″ height=”315″]
Trong quá trình xe đạp chuyển động, cảm biến con quay hồi chuyển và gia tốc kế được trang bị để xác định động tác của người đi xe đạp theo thời gian thực. Nhờ vậy, người đi xe đạp không cần ý thức gì mà chỉ cần đi như bình thường thì sẽ không có chuyện túi khí hoạt động sai hoặc trục trặc.
Giá bán của một chiếc mũ bảo hiểm tàng hình này là 399 Euro. Tính ra tiền Việt là khoảng 11 triệu. Trong khi giá của một chiếc mũ bảo hiểm bình thường chỉ vào khoảng vài trăm nghìn VND, hơn thế người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp chiếm số đông, không khỏi khiến chúng ta có nghi vấn về việc hai cô gái này đã làm thế nào để người tiêu dùng mua một chiếc mũ đắt tiền đến thế.
Anna và Terese nói rằng một trong những sức hấp dẫn của chiếc mũ bảo hiểm này nằm ở dáng vẻ bề ngoài. Hai cô gái nghĩ rằng nên coi mũ bảo hiểm là một trong những phụ kiện thời trang, thực tế hai cô đã tổ chức hẳn cuộc trình diễn thời trang về Hövding.
Sức hấp dẫn tiếp theo của loại mũ này là sự an toàn. Kết quả thí nghiệm cho thấy loại mũ Hövding này có sức hấp thụ lực va chạm cao gấp 3 lần so với loại mũ bảo hiểm thông thường. Đồng thời, do bao quanh toàn bộ phần đầu nên cùng một lúc có thể chịu đựng được nhiều loại va chạm. Không chỉ về mặt hình thức mà ngay cả tính năng cũng vượt trội hơn hẳn so với loại mũ bảo hiểm thường. Cũng có thể vì lý do đó mà có khá nhiều người từng gặp tai nạn xe đạp đã liên hệ để hỏi về chiếc mũ.
Hiểu rõ được sự nguy hiểm của việc không đội mũ bảo hiểm khi xảy ra tai nạn nhưng vẫn có rất nhiều người không đội mũ bảo hiểm là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Có rất nhiều lý do đã được đề cập trong phần giới thiệu ở trên nhưng Hövding đã giải quyết được hầu hết những vấn đề đó. Khách hàng mà hai cô gái nhắm đến đó là những người không mua loại mũ bảo hiểm thông thường và thị trường tiềm năng đó là rất lớn.
Hai cô gái nói rằng: “Khi bị nói rằng điều đó là không thể, bạn chỉ có cách là chứng minh cho họ thấy rằng họ đã sai”, “Chúng tôi đã bị nói rằng chế tạo chiếc mũ bảo hiểm mà mắt không nhìn thấy là một điều không tưởng, nhưng chúng tôi đã làm được điều đó. Bây giờ, chúng tôi có cảm giác có thể làm được mọi thứ”.
Công ty của Anna và Terese với tiền vốn khoảng 13 triệu USD đang hướng tới thu lợi nhuận trong năm 2014.
Đoạn video giới thiệu về dự án của Anna Haut và Terese Alstin.
[vimeo link=”http://vimeo.com/43038579#” width=”590″ height=”332″]
Người dịch: DN
Nguồn: WIRED
Suy nghĩ mang tính đột phá. Thật đáng để học hỏi. Tuy nhiên, đúng như Bách chỉ trích 😀 Không biết ngoài trời mưa có hoạt động không nhỉ 😀 Có đảm bảo các thiết bị điện trong đó hoạt động tốt không ?
like cho câu hỏi của anh Bách. Theo như bài viết thì chiếc mũ giống như chiếc khăn quàng cổ được quấn xung quanh cổ và có cơ chế tự bung ra ngay trước khi va cham. Vì thế, em nghĩ dù có đội mũ áo mưa đi chăng nữa chắc không sao đâu anh nhỉ? Bây giờ người ta dùng ô nhiều, có mấy người mà đi bộ, đi xe đạp mà mặc áo mưa đâu anh.
cái mũ này nếu đi trời mưa, mà mặc áo mưa (có đội mũ của áo mưa) thì nó có hoạt động ko nhỉ?