Chân tướng hiệu ứng Abenomics

Tháng 12 năm 2012, Đảng tự do dân chủ dành chiến thắng trong cuộc tuyển cử nghị viện với chênh lệnh chỉ vài phiếu. Thủ tướng Shinzo Abe ngay sau khi đắc cử, đã nhanh chóng tiến hành chính sách phục hồi lại nền kinh tế được biết đến với tên gọi Abenomics.

Chân dung thủ tướng Nhật Bản – Shinzo Abe. Nguồn: nikkeibp
Như vậy, hiệu ứng Abenomics là gì?

Abenomics có nghĩa là “Kinh tế học của thủ tướng Abe”. Dụng ngữ này có nguồn gốc từ thập niên 1980 khi người ta miêu tả chính sách kinh tế “Reagannomics” của tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Tổng thống Reagan đương thời đã áp dụng chính sách giảm thuế, tăng nguồn tiền lưu thông trong xã hội, qua đó giúp phát triển kinh tế, mặt khác tăng phí quân sự nhằm phục vụ cho chiến tranh lạnh với Liên Xô. Nguồn thu của chính phủ giảm do giảm thuế nhưng lại tăng chi tiêu, điều này làm nảy sinh nhiều ý kiến nghi ngờ và bị gắn với cái tên “Reagannomics”. Reagannomics đã giúp kinh tế Mỹ phát triển vượt bậc, nhưng lại làm cho nguồn tài chính chính phủ thua lỗ nặng nề tới tận đời tổng thống Bush cha sau đó. Còn Abenomics liệu có đạt được thành quả gì?

Abenomics nói một cách ngắn gọn là “nhờ dân chúng tiêu tiền”, và đặt trọng điểm là lạm phát. Nội dung cụ thể của chính sách gồm có “3 mũi tên” sau:

1. Mũi tên 1: Nới lỏng tiền tệ

Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản trước đó cũng đã thực hiện nới lỏng tiền tệ. Nhưng thủ tướng Abe cho rằng thế vẫn chưa đủ, cần phải tăng lượng tiền lưu thông hơn nữa, khiến tăng nhu cầu tiêu dùng, tăng vật giá tiêu dùng, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính sách này cũng giúp tăng lạm phát đối với đồng Yên tăng giá quá đà từ sau khủng hoảng kinh tế Lehman.

Sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011, do nhà máy điện hạt nhân ngừng vận hành, các công ty điện phải dựa vào nguồn sản xuất từ nhà máy nhiệt điện. Nhu cầu nhập khẩu than đá, xăng dầu, khí tự nhiên đột ngột tăng cao, gây cho nguồn tài chính chính phủ thiệt hại mạnh. Thiệt hại về tài chính chính phủ là do khuynh hướng đổi Yen sang Dollar. Chính điều này đã khiến đồng Yen không cần Abenomics động tay vào, cũng “tự nhiên” giảm. Các nhà đầu tư cũng chịu ảnh hưởng từ lời tuyên ngôn của thủ tướng Abe, lo lắng đồng Yen sẽ giảm, bắt đầu bán Yen mua Dollar. Hành động này cũng khiến cho đồng Yen giảm.

2. Mũi tên 2: Tăng chi tiêu công

Tăng chi tiêu công nhằm phát triển kinh tế có nghĩa là tăng nợ chính phủ với mục tiêu tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhà nước dùng tiền nợ chính phủ đầu tư vào xây dựng, giúp tăng việc làm cho các công ty xây dựng. Các công ty xây dựng lại thuê thêm nhân viên, nhân viên được tăng lương sẽ tăng chi tiêu, giúp tăng doanh thu cho các công ty ngành khác. Các công ty và nhân viên có thu nhập lại nộp thuế cho nhà nước, nhà nước dùng thuế để trả lại nợ đã vay. Ở thời kì kinh tế phát triển tột bậc trước đó, Đảng tự do dân chủ cũng thực hiện phương pháp này.

Tuy nhiên, từ sau thảm họa động đất sóng thần 2011 tới nay, các công nhân xây dựng đều được cử tới vùng Tohoku để phục vụ chương trình phục hồi sau thảm họa. Còn ở vùng như Tokyo hiện nay có muốn triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cũng không đủ nhân lực thực hiện. Như vậy, vấn đề khó khăn của mũi tên thứ 2 này là không đủ nhân lực đảm nhiệm công việc, dự toán không được dùng hết. Số trái phiếu chính phủ đã phát hành tương đương với số tiền nợ càng ngày càng trở thành một gánh nặng cho chính phủ Abe.

3. Mũi tên 3: Chiến lược phát triển

Mũi tên thứ 3 và cũng là mũi tên quan trọng nhất: khai thác ngành công nghiệp tăng trưởng mới. Nếu như ví nền kinh tế Nhật cần phục hồi là một căn bệnh, thì mũi tên thứ nhất và thứ 2 chỉ là cấp cứu tạm thời, muốn chữa trị để cơ thể khỏe mạnh thì cần phải có mũi tên thứ 3 này. Chính phủ đã thành lập “Hội nghị bàn về ngành công nghiệp cạnh tranh”, thành viên tham gia bao gồm 9 người, trong đó có giảng viên đại học Keio Heizo Takenaka, giám đốc Lawson Takeshi Niinami, giám đốc Rakuten Tanohiroshi Miki. Tuy nhiên, để tìm được một ngành công nghiệp tăng trưởng mới không phải đơn giản, cũng không phải chuyện một sớm một chiều.

Abenomics sẽ đi đến đâu, chính sách của thủ tướng Abe có phải là liều thuốc đúng đắn hay không, có nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét đa chiều khác nhau. Áp dụng đơn thuốc đúng, bệnh sẽ được chữa, nhưng nếu kê đơn sai, bệnh nhân có nguy cơ mất tính mạng. Đây không khác gì một cuộc thí nghiệm xã hội ở quy mô lớn. Chúng ta cũng cần chuẩn bị tinh thần với tình huống xấu nhất có thể xảy ra, khi nợ chính phủ tăng đến con số khổng lồ.


Bài đóng góp của bạn đọc
Người dịch: Nguyễn Thị Ngọc Anh
Nguồn: 「知らないと恥をかく政界の大問題4」池上明2013


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

2 thoughts on “Chân tướng hiệu ứng Abenomics”

  1. […] và “lao động không chính thức“. Tuy nhiên, theo chính sách kinh tế Abenomics do  Thủ Tướng Nhật Abe đưa ra, việc tạo ra một hình thái tuyển dụng mới, […]

  2. […] và “lao động không chính thức“. Tuy nhiên, theo chính sách kinh tế Abenomics do  Thủ Tướng Nhật Abe đưa ra, việc tạo ra một hình thái tuyển dụng mới, […]

Comments are closed.