※ Hình ảnh thực tế của mẫu phi cơ thu năng lượng gió WING 7 do Makani power sản xuất (Nguồn: Makani Power)
Sau vụ đầu tư 168 triệu $ để xây dựng “nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới” tại California vào năm 2011, Google nay đã chuyển hướng sang một đối tượng mới: năng lượng sức gió. Theo một báo cáo của tờ Bloomberg Businessweek, ông trùm tìm kiếm (google) đã mua lại Makani Power, một công ty có cơ sở tại California. Công ty này là chủ sở hữu của công nghệ Dù Tuabin Gió/ Tuabin gió trên không ( Airborne Wind Turbine – AWT)- một công nghệ mới ra mắt vào năm 2011 nhưng đã thu hút rất nhiều sự chú ý.
Thương vụ thâu tóm Makani Power được thực hiện bởi một cơ quan nghiên cứu và phát triển không-quá-bí-mật của Google với tên gọi: Google X. Đây chính là cơ quan chuyên nghiên cứu những công nghệ “đột phá”, như xe không người lái Google (Google driverless car) và kính Google (Google glass). Rõ ràng, đây là lần đầu tiên Google chính thức mua lại một công ty cho Google X, tuy nhiên, lại không phải là lần đầu tiên Google đầu tư vào một công ty về năng lượng gió. Vào năm 2006, Google chính là chủ đầu tư chính đã cung cấp 10 triệu $ làm vốn cho Makani Power, và sau đó tiếp tục đầu tư 5 triệu $ vào năm tiếp theo.
Vào năm 2010, Makani Power cũng đã nhận được một khoản trợ cấp từ Cơ Quan Nghiên Cứu Cao Cấp thuộc Bộ Năng Lượng (viết tắt là ARPA-E) để phát triển một nguyên mẫu máy bay thu năng lượng gió có tên gọi Wing 7. Đây là một mô hình có quy mô 30kW, một phần của dự án thiết bị tiện ích quy mô 600kW của Makani. Máy bay này được thiết kế để bay ở độ cao từ 250-600m (khoảng 800-1950 ft) và truyền năng lượng về mặt đất qua cáp dẫn.
Các cánh được nối cáp, cũng đồng thời được trang bị tuabin-hoạt động như các tuabin gió thông thường. Khi không khí đi qua các cánh quạt và làm cho chúng quay trục của máy phát điện, từ đó sản xuất ra điện năng và dẫn truyền về mặt đất. Makani cho biết, việc lắp các tuabin vào thiết bị bay sẽ cung cấp hiệu suất cao hơn trong điều kiện gió yếu. Điều này cho phép các tuabin sản xuất ra điện năng gần gấp đôi so với tuabin gió truyền thống ở cùng kích thước, mà lại cần ít vật liệu để chế tạo hơn.
Makani cũng cho biết thêm, với hiệu suất vượt trội ở điều kiện gió yếu, đồng nghĩa với việc công nghệ AWT sẽ là một giải pháp kinh tế cho những khu vực mà không thể sử dụng tuabin gió truyền thống (hoặc sử dụng được nhưng hiệu suất thấp). Mặc dù chi phí vận hành của công nghệ chỉ rẻ hơn một chút so với tuabin gió truyền thống ở khu vực thuận gió, nhưng chi phí năng lượng (năng lượng tiêu thụ) cho hệ thống của Makami có thể chỉ bằng một nửa so với tua bin truyền thống ở các khu vực đặc biệt trên đất liền hoặc ngoài khơi.
Các tàu bay AWT dự định sẽ được lắp đặt thành những chuỗi dài trong một khoảng khu vực lớn. Chuỗi này sẽ bay theo quỹ đạo vòng tròn và cách nhau một khoảng cáp nối nhất định để chắc chắn chúng không bị rối vào nhau. (Hình dưới)
Trên website của mình, Makani cho biết rằng họ đã thử nghiệm thành công chuyến bay độc lập đầu tiên của AWT, trình diễn đầy đủ các trạng thái bay, bao gồm cất cánh, lượn trên không và hạ cánh. Họ cũng xác nhận chuyện được mua lại bởi Google. Nguồn lực bổ sung (vốn,con người) từ sau bản hợp đồng này có thể sẽ giúp họ tăng tốc phát triển công nghệ, hướng đến mục tiêu giảm chi phí của năng lượng gió đến mức có thể cạnh tranh với năng lượng hóa thạch (xăng, dầu..).
Các bạn có thể theo dõi chuyến bay hoàn toàn tự động của nguyên mẫu Wing7 trong video dưới đây. Clip đầu tiên sẽ cho phép bạn chuyến bay ở tốc độ 5x (gấp 5 lần bình thường) từ khoảng cách xa, còn clip thứ hai sẽ là một cái nhìn cận cảnh về quá trình chuẩn bị cũng như thực hiện chuyến bay thử nghiệm này.
Clip số một:
[youtube link=”http://www.youtube.com/watch?v=jYN0yrntB2M&feature=player_embedded#at=92″ width=”590″ height=”315″]
Clip số hai:
[youtube link=”http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=hbPXXpaW5ws” width=”590″ height=”315″]
Người dịch: Trungmaster, theo Gizmag
Năm 2008 mình cũng nghĩ đến ý tưởng thả diều kiểu này kết hợp tấm pin mặt trời . Nhưng đúng là phải có tiền nghiên cứu.
2013年6月27日木曜日 Disqus notifications@disqus.net:
uhm, có điều ngày xưa thả diều hỏng thì nó mới quay vòng vòng, còn ngày nay người ta chủ động cho nó quay vòng vòng để hít gió :v.
Cái này giống như trò thả diều nhả