So sánh bí quyết, tri thức ngầm với các tri thức thông thường cũng giống như việc ta nhìn vào tảng băng trôi vậy.
(Trong hình-tạm dịch)
– Tri thức hiển hiện (tri thức lộ)
- Khai báo thông tin
- Đường lối và quy trình, thủ tục, hoạt động
– Tri thức ngầm (bí quyết)
- Kỹ năng cảm nhận
- Cách giải quyết
- Khả năng so sánh tương đồng (sản phẩm thu được và sản phẩm có sẵn)
- Các yếu tố đặc thù trong việc đánh giá
- Mô hình tư duy/ thần kinh
“Bí quyết (hay “tri thức ngầm”) của các nhà phát minh là rất quan trọng, bởi nó hoàn toàn có thể vượt qua lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh mà các doanh nghiệp có được từ các tài sản (tri thức) bổ sung- như đã đề cập bên trên,” Spulber viết. Chính vậy, những khó khăn thường gặp trong việc chuyển giao các bí quyết, tri thức ngầm sẽ đẩy các doanh nghiệp vào tình thế bất lợi. Thậm chí, kể cả khi có phương thức chuyển giao, tiếp thu bí quyết hiệu quả hơn, thì các doanh nghiệp hiện có cũng không thể nào hiểu rõ về các phát minh như chính các nhà phát minh được.
Và còn có nhiều lợi ích khác cho một doanh nhân sáng tạo (hay doanh nhân là nhà phát minh). Spulber cho biết, “Việc sở hữu một doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc các nhà phát minh sẽ đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển các phát minh của họ, bởi vì lúc này họ có thể tự mình (hoặc chỉ còn mình họ) làm điều đó”. “Điều này là động lực thúc đẩy họ đầu tư nhiều hơn vào việc nỗ lực nghiên cứu phát minh. Và thu nhập từ đó sẽ là phiếu thanh toán cho những sáng chế tiền thân…”. Thêm vào đó, việc kinh doanh sáng tạo thường có xu hướng đem lại lợi nhuận lớn hơn nhờ việc mở rộng các khoảng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Lý do là vì, để cạnh tranh với các doanh nghiệp hiện có trong thời gian đầu, các doanh nhân sáng tạo sẽ phải giảm giá thành sản phẩm, do đó sẽ làm tăng doanh số bán hàng. Doanh số lớn có thể dẫn đến lợi nhuận lớn hơn sau này, nhờ việc đưa ra những sản phẩm cải tiến hoặc cải tiến quy trình sản xuất hiệu quả.
Cuối cùng, nghiên cứu của Spulber chỉ ra rằng, chính đặc tính của các phát minh, sáng tạo đặc thù sẽ xác định con đường mà nó cần để ra mắt thị trường. “Nếu bạn có một phát minh, sáng tạo chất lượng rất cao” – đó ắt hẳn là sản phẩm với tiềm năng thị trường lớn – “và nếu những bí quyết đi kèm theo rất khó để chuyển giao, truyền tải cho người khác, thì bạn có nhiều khả năng trở thành một doanh nhân đấy,” Spulber giải thích. “Bởi những phát minh, sáng tạo có chất lượng thấp thì thường có khả năng được chuyển giao với một lượng bí quyết nhất định (không nhất thiết phải 100%)”. Sự phát triển của doanh số sách online (Sách trực tuyến), chính là ví dụ minh họa cho một phát minh, sáng tạo có chất lượng cao. “Jeff Bezos có thể đã dự tính đến khả năng hợp tác với các nhà sách truyền thống như Barnes & Noble hoặc Border,” Spulber suy đoán “Thế nhưng anh ta đã nghĩ ra một đường lối của riêng mình và tạo ra Amazon.com.”
2. Tác động của Chính Sách Công và Quản Lý
Spulber, người đang hoàn thành cuốn sách :The Innovative Entrepreneur (tạm dịch Doanh Nhân Sáng Tạo), dự kiến sẽ ra mắt trong năm tới, ghi chú rằng, công việc của anh sẽ có những tác động đến chính sách công. “Mục tiêu chính của hệ thống bản quyền đó là cung cấp cho các nhà phát minh, nhà sáng tạo quyền để xử lý bất kỳ hành động nào xâm phạm đến phát minh của họ, đổi lại là yêu cầu các nhà phát minh tiết lộ thật chi tiết cho những người khác,” Spulber cho biết. “Tuy nhiên việc nhận thức về các bí quyết của nhà phát minh đã chỉ ra rằng, bằng sáng chế, bản quyền không chứa đựng tất cả mọi thứ. Thực tế đó cho thấy bằng sáng chế càng quan trọng hơn nữa. Bằng việc bảo hộ những tài sản trí tuệ của các nhà phát minh, chúng ta muốn khuyến khích họ không chỉ tiết lộ về những tri thức như được ghi chép trong bằng sáng chế, mà còn thương mại hóa sản phẩm, chia sẻ những bí quyết hoặc áp dụng chúng thông qua việc kinh doanh. Nói chung thì các doanh nhân cũng được hưởng lợi từ việc bảo hộ bản quyền, bằng sáng chế.”
Công việc điều hành doanh nghiệp cũng có nhiều điều để nói. Spulber đề cập đến Shuji Nakamura, kỹ sư đã phát minh ra đi-ốt phát sáng xanh dương, xanh lục và trắng (mà ta vẫn quen thuộc với cái tên LEDs) và cả cả tia laser xanh dương. Công ty Nichia, một công ty nhỏ của Nhật nơi ông làm việc đã giúp đỡ ông… rất ít.
“Nakamura đã mua một cỗ máy chuyên dụng để chế tạo bóng LEDs, tháo tung nó ra và tái chế lại cho đến khi nó có thể làm được những thứ mà ông ta mong muốn,”. “Ông ta đã làm được điều mà rất nhiều chỗ khác với kinh phí và nhân lực mạnh hơn rất nhiều không thể làm được. Những thông tin mà ông công bố – dù công ty của ông không muốn ông làm điều đó – rất có giá trị. Thế nhưng những nỗ lực, thành công của ông đi kèm với những bí quyết mà có lẽ chỉ có mình ông biết được.”
Sau đó, sau khi công ty Nichia thưởng cho ông một khoản tiền 180$ cho phát minh của ông, Nakamura không chỉ kiện doanh nghiệp này (và sau cùng chỉ chấp nhận thỏa hiệp với 9 triệu $), ông ta còn bỏ sang Đại Học California, tại Santa Barbara. “Bí quyết, “tri thức ngầm” rất quan trọng với một doanh nghiệp” Spulber nhận xét, “ Bởi vì tài sản này ..nó có chân”.
Ví dụ trên cũng mang một thông điệp đến cho các công ty khuyến khích “intrapreneurship” (tạm dịch là quan hệ kinh doanh nội tại – tức là những biểu hiện, hành vi kinh doanh ngay trong chính môi trường doanh nghiệp). “Các công ty cần phải hiểu rằng, có quyền tiếp cận vào các sản phẩm sáng chế bởi nhân viên của họ không phải là toàn bộ câu chuyện”, “Những nhân viên tài năng có hằng hà sa số tri thức khác bên cạnh các phát minh mà họ đã làm cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên cân nhắc việc đưa các nhân viên đó vào việc phát triển chính những sản phẩm của họ thay vì chỉ lấy phát minh, sản phẩm xong rồi bỏ đi”.
<Hết>
Người dịch: Trungmaster, theo INC.