Phần 2: Những hành động cụ thể của Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản
Cụ thể Việt Nam đã có những hoạt động nào để thu hút được các nhà sản xuất vừa và nhỏ của Nhật Bản?
Ông Okuho Hideo: Ví dụ, tỉnh Hải Dương và Đồng Nai đang chuẩn bị cho thuê xưởng chuyên dụng trong ngành công nghiệp sản xuất vừa và nhỏ của Nhật Bản. Phần đất nhỏ nhất được thuê từ công trường có diện tích khoảng 300 mét vuông, tiền thuê mỗi tháng vào khoảng 150000 yên tương đương với 33 triệu VND .
Điểm có lợi của việc thuê xưởng là nếu một dự án kinh doanh tiến triển thuận lợi thì có thể mở rộng được quy mô và diện tích dễ dàng hơn. Thêm vào đó, nếu thấy xưởng thuê đó thật sự hoạt động tốt thì bước tiếp theo có thể xin quyền sử dụng đất và thành lập nhà máy tư nhân, còn nếu chẳng may có thất bại thì cũng có thể rút lui một cách nhẹ nhàng vì nó không phải là một tài sản quá lớn như bạn nghĩ.
Ở các nước ASEAN, điều đáng sợ nhất khi thành lập nhà máy sản xuất là những rắc rối xoay quanh vấn đề đất đai. Vì những ví dụ về các xí nghiệp Nhật Bản đang đầu tư ra nước ngoài không nhiều nên phải trả giá cao cho những “nhà tư vấn trong cuộc”, thêm vào đó là những vấn đề thường gặp như: khi bạn nghĩ là đã có thể nhận được quyền sử dụng đất với giá rẻ thì lại có thêm chủ sở hữu khác xuất hiện hay những chuyện tương tự. Nhưng vì quản lý thuộc về chính quyền của tỉnh, nên các xưởng thuê cũng có thể yên tâm được.
Những khóa học cho xí nghiệp Nhật Bản tại trường huấn luyện nghiệp vụ
Tuyển dụng lao động cũng là một vấn đề lớn ở các nhà máy vừa và nhỏ. Để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho xí nghiệp Nhật Bản, các trường huấn luyện nghiệp vụ của tỉnh đang mở các khóa học chuyên ngành cho công nhân làm việc tại các nhà máy Nhật Bản. Là tỉnh tiên phong trong phong trào này Bà Rịa-Vũng Tàu đã xây dựng được các khóa học cho công nhân xí nghiệp Nhật Bản vào khoảng 2 năm trước. Hiện nay, trong số 2000 học viên của trường thì có khoảng 300 học viên đang theo học khóa học đào tạo để vào làm ở các xí nghiêp Nhật Bản.
Những học viên đang học khóa học hướng đến các xí nghiệp Nhật Bản có đồng phục khác với sinh viên khác nên có thể phân biệt trong nháy mắt. Về nội dung học, ở phần học kỹ thuật không có gì thay đổi so với các học viên khác nhưng lại có thời gian học tiếng nhật, đặc biệt là thời gian học 5 điều mà nhà máy Nhật Bản rất coi trọng là sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng.
Những hoạt động xây dựng khóa học hướng đến các xí nghiệp Nhật Bản đang ngày càng được mở rộng ra các khu vực khác. Thành phố Hà Nội hay tỉnh Đồng Nai, Hải Dương cũng đang tiến hành chuẩn bị cho việc thành lập các khóa học như thế này. Ngoài ra số người các vùng khác đến Bà Rịa-Vũng Tàu để tham quan học hỏi về những khóa học này cũng tăng đáng kể.
Về mặt cơ sở hạ tầng hay nhân lực đều đang có nhiều thuận lợi cho các xí nghiệp vừa và nhỏ đầu tư và những hàng rào ngăn cản sự phát triển đang trở nên thấp dần.
Ông Okuho Hideo: Tôi cho rằng, đối với nước muốn thu hút các xí nghiệp vừa và nhỏ có kỹ thuật cao như Việt Nam, ngành công nghiệp sản xuất vừa và nhỏ hiện đang khó có thể mở rộng quy mô kinh doanh tại Nhật nhưng hoàn toàn có thể xây dựng được mối quan hệ Win-Win (cùng thắng lợi) một cách dễ dàng. Trên cơ sở đó, cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa ngành công nghiệp sản xuất vừa và nhỏ.
Người dịch : Hạnh Trang. Theo 日経ビジネス