Hiện trạng kinh tế Việt Nam

Tiếp sau BRICs (Brazil, Russia, India, China), Việt Nam nằm trong nhóm VISTA (Vietnam, Indonesia, South Africa, Turkey, Argentina) đã nhận được nhiều nguồn đầu tư từ các nước trên thế giới. Nhật Bản, nước cung cấp ODA lớn nhất cho Vietnam cũng có rất nhiều các công ty đang tiến vào thị trường này.

Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam đang ở giai đoạn khó khăn. Các công ty của Nhật Bản cũng phải cạnh tranh một cách khó khăn với các công ty Hàn Quốc, Trung Quốc.

Đầu tư từ nước ngoài (nhờ mở cửa thị trường) đưa nền kinh tế phát triển

Nhờ việc mở cửa thị trường nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi do đầu tư từ nước ngoài tăng mạnh. Từ những năm 1990, sau khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ và Trung Quốc, rất nhiều công ty đã chú ý đến Việt Nam và đổ dòng vốn đầu tư vào đây (Sự bùng nổ đầu tư lần 1). Có thể nói lúc này Việt Nam giống như Mianma bây giờ. Những công ty nước ngoài muốn có được được nguồn lao động rẻ đã đổ xô về đây. Trong khoảng thời gian này, Việt Nam cũng xin gia nhập WTO vào năm 1995.

Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Năm sau đó 2008, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tăng gấp 3 lần so với 2007. Nhờ vậy, từ năm 2006 đến năm 2008, GDP của Việt Nam đạt mức bình quân cao, 7,4%/năm (Sự bùng nổ đầu tư lần 2).

Nhiều toà nhà cao tầng được xây dựng, nhưng cũng không ít các văn phòng trống không có người thuê.
Nhiều toà nhà cao tầng được xây dựng, nhưng cũng không ít các văn phòng trống không có người thuê.

Trong 2 đợt bùng nổ đầu tư lớn này, rất nhiều công ty của Nhật đã tìm đến Việt Nam. Đặc biệt từ năm 2000 trở đi, các công ty Nhật coi Việt Nam như là China Plus One, và chọn Việt Nam là nơi đầu tư tiếp sau Trung Quốc. Một phần là để tránh sự tập trung đầu tư quá tập trung vào Trung Quốc, một phần cũng là để phân bố rủi ro.

Nguồn động lực của “công trường của châu Á”

Trong số rất nhiều nước đang phát triển, tại sao các công ty lại chọn Việt Nam. Dưới đây là 3 lí do chính.

Đầu tiên, Việt Nam có nguồn lao động trẻ và dồi dào. Với 90 triệu dân, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở ASEAN. Nguồn lao động trẻ với độ tuổi trung bình 28.

Thứ 2, người Việt Nam có tính siêng năng và chăm chỉ. Người Việt Nam trọng quan hệ trên dưới. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc đào tạo nhân tài của các công ty.

Thứ 3, Việt Nam có được ưu thế về mặt địa lí. Với địa hình trải dài trên biển Đông, việc thông thương trên biển rất thuận tiện. Đây là nơi tiếp giáp với nhiều cảng lớn của thế giới như Singapo, Hồng Kong, Thượng Hải. Mặt khác, trên đất liền, Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, là cửa vào của khu vực Mekong bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Mianma.

Dấu hiện suy giảm của sự phát triển kinh tế và mở rộng nguồn đầu tư

Từ cuối năm 2009, dấu hiệu về sự suy giảm bắt đầu lộ diện. Năm 2007, GDP của Việt Nam đạt mức kỷ lục 8,5% thì tới năm 2012 chỉ còn 4,8%. Tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, tuy rất nhiều công trình xây dựng được xây mới, nhưng những toà nhà trống (không có người thuê) thì rất nhiều. Điều gì đã làm chậm lại sự đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam?

Lí do thứ nhất, tỉ lệ lạm phát cao hơn cả phần trăm của GDP. Từ 2007 trở đi, bình quân GDP của Việt Nam ở mức 6~7%, trong khi đó giá thành sản phẩm tăng bình quân tới 13%.

Có rất nhiều lí do khiến tỉ lệ làm phát cao, nhưng lí do lớn nhất được cho là do sự sụt giảm của cán cân thương mại. Sau khi gia nhập WTO năm 2007, lượng nhập khẩu vượt qua xuất khẩu và tình trạng nhập siêu kéo dài liên tiếp. Đặc biệt là tình trạng nhập siêu đối với Trung Quốc chiến hơn 50% tổng số nhập siêu. Vì lí do đó, giá trị của VN Đồng giảm và gây nên lạm phát. Hơn thế nữa, trái ngược với sự tăng cao của nhu cầu nền kinh tế, các mảng chủ lực, đóng vai trò là bên cung cấp của nền kinh tế như giao thông, điện lực và đặc biệt là công nghiệp phụ trợ lại không đuổi kịp, chậm tiến. Đây cũng là một nguyên nhân của lạm phát.

Lí do thứ hai, đó là chính sách công nghiệp không nhất quán. Như nhiều nhà đầu tư nước ngoài đều biết, Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, việt có được sự cấp phép để đầu tư và kinh doanh là rất khó khăn. Thêm vào đó, chính sách phát triển công nghiệp của chính phủ rất ngắn hạn và thiếu tính thống nhất.

Xin lấy một ví dụ về ô tô. Vừa mới năm trước, việc giảm thuế tiêu dùng và thuế đối với việc sở hữu ô tô được cho là nhằm vào việc thúc đẩy bán xe ô tô trên thị trường, thì đến năm sau chính phủ lại tăng lại mức thuế như cũ. Tiếp theo 2 năm sau đó, để đảm bảo thu nhập từ thế ô tô, chính phủ lại tăng tiếp thuế sở hữu ô tô lên mức cao hơn. Từ việc này, các công ty nước ngoài sẽ đi đến suy nghĩ rằng, liệu chính phủ Việt Nam có thực sự muốn làm ăn lâu dài với họ ?

Lí do thứ ba, đó là sự tồn tại của hiện tượng đầu cơ tiền. Những năm 1990, việc dòng tiền đầu cơ vào các thị trường chứng khoán và tiền tệ đã gây nên sự khủng hoảng tiền tệ châu Á. Sự tăng đột biến của lạm phát, sự biến động quá lớn về tỉ giá đã khiến việc đầu cơ tăng mạnh từ những năm 2000. Giá cổ phiếu  từ 2006~2007 đã tăng tới 3 lần chỉ trong vòng 5 tháng. Chỉ trong năm 2007, giá bất động sản tại các thành phố lớn cũng tăng gần 3 lần. Tại thời điểm hiện tại, giá chứng khoán và nhà đất đã giảm nhiều, mặc dù vậy giá nhà đất ở Hà Nội vẫn được coi là ngang ngửa với Pari. Chính vì sự tồn tại của hiện tượng đầu cơ tiền như thế này đã làm thúc đẩy thêm lạm phát, làm cho nền kinh tế yếu đi và làm biến mất những cơ hội đầu tư từ nước ngoài.

Sự mở rộng thị trường có thể mang tới sự trì trệ và nguy cơ suy thoái của nền công nghiệp trong nước

Việt Nam đã hưởng nhiều ân huệ của đầu tư nước ngoài từ việc mở cửa thị trường. Từ giờ trở đi, Việt Nam cũng sẽ đi tiếp con đường này. Hiệp định tự do thương mại FTA giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ có hiệu lực từ năm 2015. Có nghĩa là 90% các hạng mục thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc sẽ bị bãi bỏ. Việt Nam cũng đã quyết định đàm phán để tham gia TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – viết tắt TPP). Mục tiêu của Việt Nam khi tham gia TPP chính là để thoát khỏi tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc và chuyển sang suất siêu đối với Mỹ, nhờ đó cải thiện cán cân thương mại và tình hình lạm phát kéo dài.

Tuy nhiên, việc mở cửa như thế có thể dẫn đến bi kịch làm trì trệ và suy thoái nền công nghiệp trong nước. Đặc biệt, nếu tham gia TPP, 100% bức tường thuế vốn là rào cản, cản trợ sự tham gia vào thị trường Việt Nam của các công ty ngoại quốc sẽ mất đi. Trong môi trường đó, các công ty của Việt Nam có thể cạnh tranh với công ty nước ngoài để duy trì phát triển nền công nghiệp trong nước hay không là một vấn đề rất đáng để quan tâm.


Nguồn: Nikkei Business
Kawashima  Yusuke (Deloitte Tohmatsu Consulting, Manager), Goishihara Oji (Deloitte Tohmatsu Consulting, Senior Consultant)
Bài viết này không phải bản dịch hoàn toàn, nó được tóm tắt lại bởi VietFuji. Để xem bài viết gốc, tham khảo tại đây. Tên bài viết do tác giả đặt.


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan