QC (phần 3): Mục đích của quản lí chất lượng

Tại đây, chúng ta hãy thử suy nghĩ tại sao lại cần có quản lý chất lượng.

Món ăn bạn tâm đắc nhất là gì ?

Bất kỳ ai cũng có một số món ăn mà bản thân họ tâm đắc nhất. Và cho dù không đến mức để nói là “lô hỏa thuần thanh” thì chắc hẳn cũng có một số món ăn bạn có thể làm được. Ví dụ, “trứng rán”, “rau luộc”… hoặc mà món “lẩu thập cẩm” đang rất được ưa thích…. Bây giờ, chúng ta hãy cùng thử làm món “trứng rán”.

Đầu tiên nguyên liệu để làm là : 1. Trứng, 2, Gia vị, 3. Tùy ý mà bạn có thể thêm một chút nước sốt, sau đó bạn trộn tất cả chúng lại, cho một chút dầu ăn lên chảo rán và rán. Ít phút sau món “trứng rán” của bạn đã được hoàn thành. Bây giờ bạn hãy cùng mời gia đình của mình ăn món trứng rán mà bạn vừa làm ra. Và ngay cả bạn cũng hãy thưởng thức thành quả của chính mình, bạn thấy vị của nó thế nào ?

Và các thành viên khác trong gia đình của bạn sẽ phản ứng thế nào với mùi vị của món ăn này ?

Vợ của bạn: Hơi ngọt một chút

Con của bạn: Ngon quá, cho con bát cơm nữa

Bản thân bạn: Tàm tạm, lần trước còn ngon hơn

Tất cả mọi người đều có những phản ứng khác nhau, tuy nhiên nói chung đều là hoan nghênh món ăn mà bạn đã làm. Và bạn có thể hơi cảm thấy tự hào một chút. Một món ăn do chính bạn – người chủ gia đình làm cho bữa ăn gia đình, món trứng rán có một chút vị ngọt, và hình ảnh gia đình hạnh phúc quây quần trong bữa ăn hiện lên trong mắt bạn.

Vậy thì, sẽ như thế nào nếu chúng ta triển khai món trứng rán tâm đắc của bạn ra thị trường ?

Ví dụ như, vào một ngày bạn làm ra 100 suất trứng rán trong thời gian là 3 tiếng và bạn đem chúng đến nhờ bán ở siêu thị. Điều quan trọng là, mùi vị của món ăn không thay đổi theo ngày, và bạn cần cung cấp món trứng rán “ngon lành” liên tục. Tức là, bạn cần phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm bạn làm ra. Và cũng vì vậy mà nếu bạn không nghiêm chỉnh trong việc giảm thời gian lãng phí và những khoản phải chi ra thì bạn sẽ không sinh lãi, và bạn cũng cần phải đảm bảo thời gian giao hàng nữa. Nếu người chế biến thay đổi, vị của món ăn và thời gian cần thiết để chế biến cũng sẽ thay đổi thì sẽ rất rắc rối. Và bạn cũng cần phải tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu là trứng với phẩm chất, giá cả và số lượng ổn định nữa.

(1) Chiến đấu với Baratsuki (độ lệch)

Nếu món ăn “Trứng rán” của bạn chỉ dung để cung cấp cho các thành viên trong gia đình thì bạn không cần phải quá chú ý đến những vấn đề khác, tuy nhiên, khi bạn muốn đem món ăn này ra ngoài thị trường thì bạn sẽ cần phải chú ý đến rất nhiều vấn đề. Nếu không, bạn sẽ rất khó có thể liên tục cung cấp món “trứng rán” ngon lành và mong chờ có lãi.

Tại đây, chúng ta có nghi vấn là tại sao chúng ta phải “chú ý đến nhiều vấn đề khác” như vậy ?

Nguyên nhân chủ yếu của nó là, kết quả của hành động của chúng ta không phải lúc nào cũng giống nhau, mà nó thay đổi cho dù chỉ là từng chút một. Trong quản lý chất lượng, chúng tôi gọi điều này là “baratsuki”. Hay nói theo cách khác, trong tất cả các công đoạn để làm nên món “trứng rán”, bạn cần phải đối mặt với “baratsuki”.

Thí nghiệm

Trong đoạn văn được viết tại trang này, hãy đếm số lượng những từ bắt đầu bằng chữ “T” chỉ một lần duy nhất. Tiến hành thí nghiệm này với nhiều người, và hãy thử so sánh kết quả.

Thí nghiệm này, nếu đổi thành công việc thì nó chỉ là một công việc rất đơn thuần và dễ dàng. Tuy nhiên, kết quả của thí nghiệm, giống như được biểu diễn trong hình 1.1 của anh A đến anh H ứng với số lượng trứng rán được, luôn có một giá trị “baratsuki” nhất định.

Quá trình làm món “trứng rán” phức tạp hơn nhiều.

(2) Những yếu tố gây ra “baratsuki”

Trong các chương tiếp theo tôi sẽ nêu lên phương pháp để chúng ta đối mặt với “baratsuki”, tuy nhiên, trước đó, chúng ta hãy cũng suy nghĩ thử xem, có những “baratsuki” nào phát sinh tại các công đoạn của ví dụ “làm trứng rán”.

Trong quá trình làm “trứng rán”, có những “baratsuki” phát sinh tại các công đoạn được biểu thị giống như tại hình 1.1.

Ngoài ra, ở các công đoạn đều có sự can thiệp của con người, do đó tất nhiên sẽ có “baratsuki” phát sinh bởi con người, và còn có cả những “baratsuki” phát sinh như bởi nơi bạn làm món ăn đó, hay trạng thái cất giữ của nguyên liệu. Chúng ta có thể phân biệt các “baratsuki” này thành các nhóm chính như:

●“Baratsuki” do nguyên liệu (Material)

●“Baratsuki” do máy móc hoặc thiết bị (Machine)

●“Baratsuki” do phương pháp hoặc công đoạn (Method)

●“Baratsuki” do con người (Man)

Các nhóm này đều có chữ bắt đầu bằng chữ “M”, vì vậy trong quản lý chất lượng được gọi là “4M”, hay “Four M”, chúng được coi là yếu tố quan trọng nhất khiến phát sinh “baratsuki” và là đối tượng cụ thể chúng ta cần hướng đến.

Công đoạn làm

Check point

Baratsuki phát sinh

(1) Chuẩn bị nguyên liệu

– Chất lượng trững có hợp yêu cầu hay không ?- Chất lượng gia vị có hợp yêu cầu hay không ?- Có đủ số lượng yêu cầu hay không ? – Baratsuki của trứng- Baratsuki của gia vị

– Baratsuki của lượng nguyên liệu

(2) Trộn nguyên liệu

– Tỷ lệ các nguyên liệu có phù hợp hay không ?- Cách trộn có phù hợp hay không ? – Baratsuki của tỷ lệ các nguyên liệu- Baratsuki của cách trộn

(3) Nướng

– Trạng thái máy nướng có phù hợp hay không ? – Baratsuki của máy móc

– Baratsuki của cách nướng

– Baratsuki của cách sử dụng máy, thiết bị

Tham khảo

“4M” là thuật ngữ có thể khiến cho nhiều người cảm thấy quen thuộc, nhất là những người làm trong ngành chế tạo. Tuy nhiên, cách hiểu của mỗi ngành lại có những điểm khác nhau, ví dụ như trong các ban ngành hành chính, nguyên liệu (Material) được thay thế cho “nguồn thông tin”, máy móc (Machine) được dung để đại diện cho “máy vi tính, các thiết bị văn phòng”.

Ngoài ra, người ta còn có thể thêm vào “4M” những “baratsuki” do ảnh hưởng của hoàn cảnh (Environment)  và dung cách biểu hiện thay thế cho 4M là 4M+E.

Phần 4: Nhiều cách hiểu về “chất lượng” – QCDSME


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan