Thông thường trước khi lên kế hoạch sản xuất, chúng ta lập kế hoạch bán hàng một năm theo từng tháng. Trong kế hoạch bán hàng, chúng ta suy nghĩ và lên kế hoạch xem bán cái gì và bán bao nhiêu theo từng tháng.
Quy trình lên kế hoạch sản xuất
Lên kế hoạch sản xuất một năm theo từng tháng
Lấy kế hoạch bán hàng một năm làm mục tiêu, để đạt được mục tiêu đó, chúng ta suy nghĩ và lên kế hoạch cần sản xuất cái gì và sản xuất bao nhiêu. Để làm được điều đó, chúng ta sẽ quyết định đại khái số lượng cần thiết các thiết bị, nhân lực, phụ tùng và nguyên vật liệu.
Lên kế hoạch sản xuất cho 3 tháng.
Sau khi đã cókế hoạch sản xuất một năm theo từng tháng, lấy đó làm mục tiêu, chúng ta lên kế hoạch cần chuẩn bị bao nhiêu thiết bị, nhân lực, và cần cung ứng bao nhiêu phụ tùng và nguyên vật liệu để sản xuất đủ sổ lượng theo như kế hoạch đề ra.
Kế hoạch sản xuất tháng sẽ được làm chi tiết theo đơn vị tuần và đơn vị ngày.
Chúng ta cũng có thể phân chia sản phẩm theo loại sản xuất hàng ngày và loại sản xuất cách nhật.
Lên kế hoạch sản xuất từng ngày của tuần
Chúngta lên kế hoạch sản xuất theo từng ngày, từng tuần của tháng dựa theo chủng loại sản phẩm và cách thức sản xuất.
Chúng ta lên kế hoạch cho mỗi tuần cần sản xuất sản phẩm gì, sản xuất bao nhiêu.
Lên kế hoạch sản xuất theo từng ngày
Cuối cùng, chúng ta quyết định sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu cho từng ngày một.
Ngoài ra,thứ tự đầu vào của các sản phẩm cũng cần được quyết định. Ví dụ, lịch trình sản xuất sản phẩm theo thứ tự như thế nào từ lúc giờ làm việc bắt đầu đến khi kết thúc.
Tuỳ theo ngành nghề mà quy trình này có sự thay đổi, nhưng về cơ bản thì quy trình là như trên.
Kế hoạch sản xuất càng được lập chi tiết thì càng dễ ứngphó khi có những thay đổi đột ngột.
Kiểm soát quy trình sản xuất ngay ở khâu kế hoạch sản xuất
Để giảm chi phí sản xuất và sản xuất sản phẩm kịp thời hạn giao hàng với chất lượng ổn định, việc phòng tránh sự cố khi sản xuất là rất quan trọng. Việc lên kế hoạch sản xuất ổn định mang lại hiệu quả tốt nhất để phòng tránh sự cố.
Vậy lập “kế hoạch sản xuất ổn định” như thế nào thì là tốt?
Để lập kế hoạch sản xuất ổn định thì quan trọng là lập một cách chặt chẽ “kế hoạch ngày tiêu chuẩn” – trụ cột khi lập kế hoạch sản xuất.
Kế hoạch ngày tiêu chuẩn là kế hoạch hoạt động cho từng công đoạn hoạt động sản xuất trong một ngày. Đây là kế hoạch làm rõ mỗi công đoạn cần bao nhiêu thời gian, và điều chỉnh để không làm phát sinh sự trì trệ công việc. Về cơ bản thì kế hoạch được lập riêng cho từng dây chuyền sản xuất, từng nhóm sản phẩm…
Kế hoạch ngày tiêu chuẩn là kế hoạch cơ bản được lên từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối trong một ngày sao cho phù hợp với lead time (thời gian từ lúc nhập vật liệu đến lúc giao sản phẩm tới khách hàng). Thông thường, kế hoạch sản xuất cũng được xây dựng dựa trên kế hoạch ngày tiêu chuẩn.
Cáchlên kế hoạch sản xuất này sẽ phát huy điểm mạnh về mặt quản lý. Vì chúng ta có thể thiết lập cụ thể thời gian cho từng công đoạn, thời gian làm và thời gian kết thúc, nên nó rất có ích trong việc rút ngắn lead time và quản lý thời gian làm việc, nâng cao năng suất.
[divider]
Nguyễn Anh
Tham khảo: Production-control