Năng lực thực sự của “Robot nấu ăn”- ngon, hiệu quả – cứu cánh cho việc thiếu hụt nhân lực tại các quán ăn?

“Robot nấu ăn” trong ngành công nghiệp ăn uống tại Nhật đang được tăng lên. Trong khi đó, sự già hóa dân số và thiếu nhân lực trầm trọng tại khiến việc tăng năng suất trở thành vấn đề cấp bách. Trước thềm thế vận hội Tokyo năm 2020, nhiều người liên quan trong ngành có những ý kiến lo lắng “sẽ thiếu hụt nhân lực cho các hoạt động tình nguyện”. Chúng tôi đã đến tham quan những nơi đang sử dụng “Robot nấu ăn” để tìm hiểu liệu những con “Robot nấu ăn” cũ mà mới này của Nhật Bản có thể cứu vãn nguy cơ này không. (Ban biên tập tuần san Economist / Ban biên tập đặc san Yahoo!New thực hiện).

[Video 100 giây] – Thực lực của “Robot nấu ăn”

Robot chiên cơm, trợ thủ cho các bà nội trợ

Mọi người có lẽ đã quen với cảnh nhân viên khi được yêu cầu “chiêm cơm”, họ sẽ bỏ trứng và cơm trắng vào chảo, dùng vá để đảo nhẹ. Tuy nhiên, tiếp theo đó, người nhân viên sẽ dùng đến cánh tay có đính “ba cái móng vuốt”. Khi nhấn vào nút điều khiển trên bệ gần chảo cơm, các móng sẽ bắt đầu trộn nguyên liệu theo chuyển động của chảo.

Giữa chừng, nhân viên sẽ thêm dần muối tiêu. Cơm chiên được hoàn thành sẽ chín kỹ và nóng hổi, không bị dính.

Các thử nghiệm được lặp lại cho đến khi đưa ra kết luận: Cơm sẽ ngon và không bị rơi ra ngoài nếu dùng 3 móng. (Ảnh: Ban biên tập tuần san Economist)

“Tiệm Yabashira Ramen” tại thành phố Komatsudo tỉnh Chiba, đã đưa vào sử dụng từ năm 2006 Robot chiên cơm “Cánh tay sắt Ranger” của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sanyei (Quận Kohoku thành phố Yokohama). Chủ tiệm kinh doanh là gia đình ông Toshikazu Takasu (72 tuổi), vợ là bà Hiroko (73 tuổi), con trai trưởng Kazuhiro (41 tuổi).

Phần lớn khách hàng thường gọi món “Cơm chiên – mì ramen”. “Tôi trụng sợi mì, vợ tôi sẽ nấu cơm. Vì công việc phải liên tục đảo nhiều lần rất vất vả nên tôi đã quyết định sử dụng máy móc” ông Toshikazu cho hay.

Ranger thường được thấy tại những quầy phục vụ ăn uống. (Tiệm yabarashi Ramen) (Ảnh: Ban biên tập tuần san Economist)

Xu hướng của các đầu bếp chuyên nghiệp tại Trung Quốc.

Công ty phát triển Ranger được thành lập vào 63 năm trước, khởi đầu là nhà máy kim loại tấm, thiết kế và thi công nhà bếp cho những quán ăn.

Từ 25 năm trước, công ty đã rất thành công với việc cung cấp cho thị trường hơn 5000 máy sản  xuất gồm máy luộc sợi mì tự động “Multi / Boil” và máy làm ráo nước sợi mì “Noodle Setter”. Giám đốc Oyobi Fukasawa cho hay: “Tại những quán ăn Trung Quốc kinh doanh tư nhân, rất nhiều chủ kinh doanh đắn đo việc đóng cửa tiệm do người cao tuổi khó khăn trong việc đảo chảo bếp. Chính vì thế chúng tôi đã nghĩ ra máy chiên cơm”. Thực tế thì chảo bếp nặng 1.5kg, thêm nguyên liệu vào sẽ thành gần 2kg.

Trong quá trình phát triển Robot chiên cơm, chúng tôi đã nhờ nhiều đầu bếp danh tiếng từ những tiệm ăn nổi tiếng của phố người Hoa đến giúp đỡ. Chúng tôi quay video cảnh nấu ăn, phân tích cặn kẽ và nhận thấy rằng “có thể chế biến ngon nhất khi đảo chảo bếp với tốc độ 2.5 lần trong 1 giây”.

Tuy nhiên, chỉ đảo chảo bếp thôi thì không được. Các chuyên gia còn sử dụng vá để trộn đều cơm chiên. Chính vì thế chúng tôi sử dụng cánh tay có đính 3 móng thay cho cái vá. Và chúng tôi cũng hiểu được việc bố trí 3 cái móng lên trên bề mặt chảo thì “gạo không bị văng vãi và không dính”.

Máy Ranger đã được hoàn thành trong vòng 3 năm. Thời gian cho một lần nấu phần ăn 2-3 người là 3 phút. Trong 1 giờ tối đa máy có thể nấu cho 60 người ăn. Ông  Eiichi Okayamacho hay: “Việc chiên cơm là việc của máy, nêm nếm gia vị sẽ theo công thức từng tiệm. Vì máy còn có thể điều chỉnh độ lửa nên cũng có tiệm dùng máy để xào rau”.

Giá thành của máy là 123 vạn yên (tương đương 250 triệu VND), không hề rẻ chút nào. “Hiện tại chúng tôi đã bắt đầu cho thuê mỗi tháng giá 24 ngàn yên (tương đương 5 triệu VND). Còn thuê cả bộ gồm máy luộc sợi mỳ tự động nữa sẽ là 37800 yên (tương đương gần 8 triệu VND). Chúng tôi rất muốn bán máy cho những tiệm đang gặp khó khăn về thiếu nhân lực và tình trạng già hóa”.

Đến hiện tại, công ty đã bán được 250 máy, họ đang hướng đến thị trường nước ngoài với hơn 10 nước như Singapore, Mỹ, Úc… Tại Hồng Kông, một tiệm ăn từng nhận giải thưởng Michelin đã mua máy, chủ tiệm cho biết “Chúng tôi dùng máy không chỉ trong chiên cơm mà còn dùng cho nhiều món ăn Trung Hoa khác nữa như các món xào…”

 

Nguồn: https://news.yahoo.co.jp

Biên dịch: cộng tác viên bí mật 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan