Trong bài trước, chúng ta đã hiểu định nghĩa cơ bản về Human-error. Trong bài này, VietFuji giới thiệu đến bạn đọc những cách phân loại thường thấy với Human-Error.
Nghiên cứu về Human-error đã được thực hiện từ lâu. Về cơ bản, Human-error được phân chia theo hai cách:
1. Phân loại trên quan điểm tâm lý học nhận thức (theo giáo sư J. Reason)
1.1. Lỗi do hành vi vô ý:
Là lỗi xảy ra khi một cá nhân có cơ sở kỹ năng cao, thực hiện một thao tác, công việc theo kinh nghiệm. Khi đó hành vi diễn ra hoàn toàn tự động và vô ý thức, vì vậy dễ dẫn đến lỗi do bất cẩn. Ví dụ như trượt tay, quên thao tác.
1.2. Lỗi do hành vi cố ý:
Là lỗi xảy ra khi một cá nhân cố ý thay đổi thứ tự thao tác hoặc tiến hành công việc sai khác với cơ sở tri thức đã biết hoặc quy tắc sẵn có. Khi đó đương nhiên sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Trường hợp này được gọi là mistake (sai lầm). Giáo sư J. Reason còn gọi hành vi này là Vi Phạm (Violation). Sự vi phạm được có 3 hình thái:
- Vi phạm nhỏ lặp đi lặp lại hàng ngày.
- Vi phạm lạc quan, kiểu “làm theo thao tác này cũng được”.
- Vi phạm điều cần phải làm.
Trong số đó rắc rối nhất là vi phạm điều cần phải làm. Bởi vì chỉ khiển trách người vi phạm thì chưa đủ. Bản thân những người quản lý quy tắc, xây dựng hướng dẫn cần thường xuyên cập nhật để người khác biết phải làm gì trước khi xảy ra vi phạm.
2. Phân loại trên quan điểm tâm lý học hành vi (theo giáo sư AD. Swain)
2.1. Lỗi do sơ suất (Omission):
Là những lỗi phát sinh do không làm việc nên làm, bị quên hoặc bỏ qua thao tác nào đó.
2.2. Lỗi do nhầm lẫn nhiệm vụ (Comission):
Là lỗi phát sinh do thực hiện một công việc, nhưng không đúng với công việc cần làm. Trong lỗi do nhiệm vụ, chúng ta có thể chia nhỏ hơn thành:
- Lỗi do nhầm lẫn về thời gian: là những lỗi phát sinh vì thao tác quá nhanh hoặc quá chậm.
- Lỗi về thứ tự: thứ tự thao tác bị nhầm lẫn.
- Lỗi về lựa chọn: ví dụ như nhầm lẫn khi bật tắt công tắc điện.
- Lỗi về chất lượng: ví dụ như khi xiết ốc không đủ chặt.
★ Bài sau: Tìm hiểu về những đối sách cho Human-error
[divider]
Thực hiện: Trungmaster, theo cuốn 事故はなぜ繰り返されるのか