Mối ghép và tay nối trong xây dựng nhà gỗ theo phương pháp truyền thống có lịch sử 1000 năm của Nhật Bản.
Một trong những công thức giúp người nhật xây dựng cả một lâu thành 3 tới 4 tầng mà không phải tốn 1 chiếc đinh hay nói cách khác họ không dùng đinh. Mà họ dùng các phương pháp mối ghép, hay chốt khóa. Nhật bản là một đất nước có nhiều động đất, nên trong xây dựng họ luôn hạn chế mức tối đa dùng đinh để tránh khi xảy ra động đất chính cây đinh sẽ làm giảm độ rung lắc và làm hỏng vỡ các mối ghép khi đinh han rỉ sẽ làm hỏng phần gỗ mà cây đinh đóng lại. Chính vì thế cha ông họ đã rất dày công nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm truyền lại cho đời sau, và người Nhật rất ham học hỏi có những phương pháp xây dựng họ học tập từ Trung Quốc và Nga được cải biên ứng dụng lại ở Nhật.
Trong phương pháp xây dựng cổ truyền của Nhật Bản có rất nhiều phương pháp ghép mối nối. Hôm nay mình xin chia sẻ một phương pháp ghép gỗ (mối nối).bạn nào có nhu cầu mình sẽ giới thiệu thêm dần các phần sau.
Tay nối xà ngang gồm 2 bộ phận:
Tay xà Nam và Tay xà Nữ khi ghép nhấn sâu vào nhau tạo nên mối ghép vừa khít. Thường được ứng dụng khi ghép xà ngang mà chiều dài thân gỗ không đủ hay ghép cột trụ lan can sàn nền. Khi chân sàn bị mối mọt có thể dễ dàng thanh thế mà không phải thay cả cây cột nhà chỉ cần làm lại cái chân mới ghép vào thôi các bạn có thấy họ thông minh không :D.
Hiện nay phương pháp này vẫn được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng của nhật bản, trong xây dựng chùa chiền (otera), đền thờ thần (jinja) và cả chính trong xây dựng nhà gỗ. Thông thường các bạn tham quan hay ghé thăm các ngôi nhà của người Nhật sẽ rất khó để nhận ra vì nó thường nằm sâu trong vách tường hay cột trụ ở sàn dưới , nếu bạn ghé thăm những ngôi chùa hay đền thờ thì sẽ dễ nhìn ra hơn. Về kích thước để chế tạo bạn nào thực sự quan tâm có thể liên hệ với VietFuji mình sẽ chia sẻ thêm tài liệu.
Biên dịch: Linhbbf
Bài viết có tham khảo tài liệu cuốn 木造の継手と仕口 住吉 寅七 , 松井 源吾