10 điều bạn có thể học từ Havard, phần 2: Xây dựng niềm tin tạo dựng mối quan hệ

 

5. Nhớ tên người

Con người thường có quan tâm đối với những người có quan tâm với chính họ.

Tại Havard, trước khi bắt đầu một học kỳ mới, các giáo sư tiến hành một hoạt động định kỳ. Khi đi đến phòng của giáo sư, thì thấy trên bàn bày những tấm bảng ghi tên, tiểu sử và tấm ảnh của từng học sinh. Số lượng học sinh có vượt 100 đi chăng nữa thì giáo sư vẫn nhớ khuôn mặt và tên của từng học sinh. Khi nói chuyện với ai đó, nếu được gọi đúng tên, thì chúng ta sẽ cảm nhận được mình được tôn trọng. Giả sử có hai cấp trên một người gọi bạn là “này em”, “này cậu” và cấp trên gọi tên bạn, bạn sẽ thích ai hơn? Trong tâm lý học, có một hiệu ứng tên là hiệu ứng Cocktail Party, khi gọi tên đối phương sẽ dễ gây được cảm tình hơn. Tất nhiên không chỉ đơn thuần là cố gắng nhớ, mà hãy thực hành bằng cách gọi tên họ để kiểm chứng hiệu quả nhé. Nhớ tên người, tiểu sử của người khác là điều cơ bản trong cơ bản. Khi gọi tên của người khác chúng ta thể hiện rằng ta đang tôn trọng đối phương.

 

Hãy thử làm xem sao:

Trong các cuộc nói chuyện, hãy cố gắng sử dụng tên của đối phương.

Hạn chế sử dụng những từ như “bạn, em, mày, cho tớ hỏi chút, hỏi xíu… Không chỉ những người trong nội bộ tổ chức, công ty, ngay cả tên đối tác, khách hàng nếu nhớ được tên thì thật tuyệt vời đấy. Hãy thử tập thói quen kiểm tra tên của người cùng tham gia cuộc họp, cuộc gặp gỡ trước cuộc họp và coi như đó là một phần chuẩn bị.

[divider style=”solid” top=”20″ bottom=”20″]

6. Nói chuyện bằng những từ ngữ đơn giản

Nói những chuyện khó bằng những từ khó thì ai cũng có thể làm được

Bạn đã từng có những trải nghiệm nói chuyện trước đám đông về một vấn đề hơi khó một chút mà bạn sử dụng nhiều từ ngữ chuyên môn không? Dùng những từ khó sẽ dễ tạo được cảm giác người này được giáo dục cao, và dễ được mọi người tôn kính, nhiều người suy nghĩ như vậy nhưng thực tế , những người càng đạt tới đỉnh cao tại Havard lại suy nghĩ hoàn toàn ngược lại. Trong cuộc thi phỏng vấn đầu vào, Havard có kiểm tra các thí sinh có thể giải thích được những kiến thức chuyên môn để sao cho ai cũng có thể hiểu được hay không. Giải thích cho việc này, vì khi chúng ta bước chân vào xã hội, cần thường xuyên phải làm việc với những người ngoài chuyên môn, do đó phải cần rèn luyện năng lực giao tiếp để sao cho ai cũng có thể hiểu được điều mình muốn truyền tải. Khi giải thích những từ ngữ chuyên môn, nếu không hiểu được bản chất của vấn đề, việc trình bày cho người khác hiểu là điều vô cùng khó khăn. Những vấn đề khó có thể truyền tải một cách dễ hiểu sẽ được mọi người đánh giá cao. Giải thích những chuyện khó theo một cách khó hiểu thì ai cũng có thể làm được. Do đó, thói quen suy nghĩ về năng lực hiểu của người nghe và lựa chọn ngôn từ dễ hiểu trong những cuộc trò chuyện là điều hết sức quan trọng với tất cả chúng ta. Để có được thói quen đó, đương nhiên cần phải hiểu ngọn ngành điều chúng ta muốn trình bày, đồng thời biết cách hình tượng hóa sự việc bằng những ví dụ gần gũi dễ hiểu, và nếu có thể hãy hạn chế sử dụng những từ ngữ rút gọn chỉ trong nội bộ công ty, nội bộ tổ chức mới hiểu.

Hãy làm thử xem sao:

Hãy thử tập giải thích những từ chuyên môn bằng những từ đơn giản

Hãy thử luyện tập bằng cách giải thích một số từ chuyên môn trong công việc bằng cách sử dụng những từ ngữ gần gũi với mọi người. Hãy thử giải thích với những người ngoài chuyên ngành hoặc ngay với những người trong gia đình bạn. Trong quá trình luyện tập đó, bí quyết đó là cố gắng loại bỏ những phần giải thích dài dòng không liên quan và sử dụng câu ngắn, từ đơn giản.

Phần 3: Bí quyết để có những phán đoán đi đến kết quả

[divider style=”solid” top=”20″ bottom=”20″]

Biên dịch: Nguyễn Sinh Côn

Theo Nikkei Top Leader tháng 2/2017

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan