10 điều bạn có thể học từ Havard, phần 3: Bí quyết để có những phán đoán đi đến kết quả

 

7. Suy nghĩ tới 3 tình huống

Quan sát hiện trạng từ nhiều góc độ, đưa ra quyết định sau khi thấy thuyết phục

Trong giờ học tại Havard, khi dự đoán về tương lai của lĩnh vực kinh doanh, các giáo sư chỉ cho sinh viên rằng hãy suy nghĩ tới 3 tình huống. Một là tình huống tốt đẹp nhất, 2 là tình huống duy trì hiện trạng, 3 là tình huống tồi tệ nhất. Nếu suy nghĩ trước về 3 tình huống này, cho dù có xảy ra điều gì đi chăng nữa thì tất cả đều nằm trong phạm vi suy đoán. Cho dù kết quả tệ nhất đi chăng nữa vẫn không bị bất ngờ và có thể xử lý nhanh chóng. Suy nghĩ tới 3 tình huống là bí quyết không chỉ thích hợp với việc dự đoán tương lai của lĩnh vực kinh doanh mà còn có thể áp dụng cho chính tương lai, công việc của chúng ta. Ví dụ, khi chuyển việc, trường hợp tốt nhất là gì? trường hợp tệ nhất là gì? hãy thử đưa ra những hình dung và sau đó cân nhắc về xác suất có thể xảy ra. Về xác suất, không cần phải chính xác, chỉ cần dựa theo cảm nhận của bản thân là được. Bằng cách vẽ ra những viễn cảnh này, chúng ta có thể phán đoán được phần nào sự đúng đắn của quyết định và hạn chế được khả năng của những sai lầm.

Hãy làm thử xem sao:

Hãy thử suy nghĩ 3 tình huống về công việc tương lai của bản thân

Ví dụ khi cân nhắc về việc nhảy công ty. Trường hợp tuyệt vời nhất, xác suất là 40%, duy trì hiện trạng là 10%, trường hợp tệ nhất là 50%. Không chỉ nghĩ về những điều tươi đẹp như “được tăng lương”, “công việc lý tưởng”, mà còn phải suy nghĩ về cả những trường hợp tệ nhất như “bị đánh bật ra khỏi môi trường cạnh tranh khốc liệt”…Hãy liệt kê và suy đoán trước để khi có vấn đề xảy ra thì vẫn có thể bình tĩnh xử lý.

[divider style=”solid” top=”20″ bottom=”20″]

8. Hãy suy nghĩ bằng quan điểm “design thingking”.

Đừng vội suy nghĩ có thể làm được hay không làm được, trước hết hãy suy nghĩ trên lập trường của khách hàng.

Khi bắt đầu một ý tưởng kinh doanh, một dịch vụ mới nhiều doanh nghiệp bắt đầu suy nghĩ từ việc “chi phí sản xuất là bao nhiêu?”, “tính năng có thể nâng lên đến mức độ nào?”. Những lúc khởi đầu ý tưởng như thế này, suy nghĩ logic (logical thinking) thường được sử dụng, nhưng trong xã hội hiện đại suy nghĩ design (design thinking) ngày càng trở nên quan trọng. Tại Havard năm đầu tiên học sinh sẽ được dạy môn design thinking. Môn này tập trung vào cách phát triển xây dựng ý tưởng từ góc nhìn “khách hàng mong muốn sản phẩm như thế nào?”. Một trong những sản phẩm nổi tiếng đại diện cho phương pháp suy nghĩ này chính là iPod. Đội nghiên cứu phát triển sản phẩm của Apple, đã phân tích một cách triệt để cách người dùng nghe nhạc, và họ đã nhận ra rằng khách hàng có mong muốn “từ một kho lưu trữ nhiều bài hát, có thể chọn ra những bài hát yêu thích ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào”. Tại Mỹ nhiều dịch vụ và ứng dụng đã và đang được phát triển dựa trên cách triển khai tư duy design. Ví dụ Uber, nếu chỉ dựa trên suy nghĩ của một công ty taxi thì tuyệt đối không thể cho ra được một dịch vụ mang tính đột phá như vậy.

Hãy làm thử xem sao:

Hãy thử tiếp cận những sản phẩm đang được mọi người quan tâm và thử suy nghĩ “tại sao sản phẩm này lại được ra đời?”.

Hãy thử trải nghiệm những sản phẩm hay những dịch vụ mới được nhiều người quan tâm. Những ứng dụng như Apple Pay, hay những dịch vụ mới hàng ngày vẫn không ngừng được cho ra đời. Hãy thử trải nghiệm chúng và suy nghĩ xem tại sao sản phẩm này lại được cho ra đời? bằng cách suy nghĩ như vậy, bạn có thể đứng được trên lập trường của khách hàng và rèn luyện được tư duy thiết kế (design thinking).

Phần 4: Bí quyết xây dựng thói quen để phát triển bản thân

[divider style=”solid” top=”20″ bottom=”20″]

Biên dịch: Nguyễn Sinh Côn

Theo Nikkei Top Leader tháng 2/2017

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan