Cần ý thức về khả năng truyền đạt
Thành công đối với một đời kỹ sư là được công nhận với một vị trí lãnh đạo. Để có thể bước lên vị trí lãnh đạo, người kỹ sư cần những kỹ năng cần thiết nào?
Kỹ năng quan trọng đầu tiên là khả năng truyền đạt ngôn ngữ. Đây là điều rất quan trọng trong việc tạo ra kết nối với cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới và cả đối tác.
Trong bất cứ công việc nào, bạn cần ý thức rằng không thể lúc nào cũng làm việc một mình được. Đặc biệt. trong những công việc liên quan thiết kế sản phẩm, nghiên cứu,…làm việc nhóm là cực kỳ cần thiết.
Người kỹ sư dễ rơi vào sự cô độc trong công việc. Ví dụ, ở những công việc như viết chương trình máy tính, chạy code,…người kỹ sư rất khó ý thức được tầm quan trọng trong làm việc nhóm, và rất dễ rơi vào tình trạng “một mình làm hết”. Tuy vậy, bạn không nên nghĩ rằng chỉ cần làm vậy là sẽ hoàn thành công việc được. Có những dự án khi phát triển một cái gì đó thì cần trách nhiệm của từng thành viên để phối hợp từng đoạn công việc một cách cẩn thận để tạo ra sản phẩm. Do vậy những người kỹ sư không thể mà cứ làm việc một thân một mình được.
Nếu không nắm được toàn thể dự án đang ra sao? Có những người nào đang tham gia? Thì bạn sẽ không thể chú ý đến tầm quan trọng của giao tiếp.
Một khi người kỹ sư không có ý thức trong việc tạo ra liên kết với các người khác thì rất dễ trở thành thiếu kỹ năng giao tiếp. Và thiếu giao tiếp trong công việc thì dễ phát sinh ra lãng phí, những lỗi sản xuất không thể giải quyết. Và quan trọng là có thể gây rắc rối trong mối quan hệ với khách hàng.
Giao tiếp dù với bạn bè hay khách hành đều rất quan trọng và cần thiết. Trong giao tiếp cái quan trọng nhất đó là ý thức đến việc truyền đạt ngôn ngữ. Tuy vậy, nếu bạn không tạo cảm giác thân thiện, có ý muốn hợp tác trong công việc thì ý thức truyền đạt thôi là chưa đủ.
Trường hợp giữa những người kỹ sư có cùng trình độ và sự hiểu biết về kỹ thuật thì giữa họ không cần phải có sự giải thích hay thống nhất mà có thể vào thẳng chủ đề luôn. Nhưng đối với khách hàng thì không thể làm như vậy. Vừa xác nhận vốn kiến thức vừa suy nghĩ điểm khác biệt giữa hai bên việc là rất quan trọng.
Khi tiến hành dự án mà không có sự đồng thuận giữa 2 bên thì rất dễ xảy sự cố trong quá trình phát triển. Ví dụ, tại một công ty đảm nhận việc thiết kế phát triển, khi nhận được bản chi tiết kỹ thuât đã được chỉnh sửa, dù có thuyết minh về cách sử dụng bản thiết kế và cùng thực hiện thì nhiều khi bạn không thể lý giải được hết ý đồ thiết kế.
Trường hợp bản thiết kế đã chỉnh sửa sẽ làm phát sinh những câu hỏi như: Bản thiết kế lần này điểm thay đổi chính là gì? Chủ ý của sự thay đổi ra sao? Thay đổi với mục đích gì? Ý nghĩa của điểm thay đổi đó là sao? Không lý giải rõ những câu hỏi thì rất dễ nảy sinh hiểu nhầm giữa 2 bên.
Khi mối quan hệ giữa hai đối tác đã trở nên quen thuộc thì trao đổi giữa 2 bên thường kết thúc thông qua trao đổi bản thiết kế. Bên khách hàng sẽ cứ đinh ninh rằng bên nhận đặt hàng đã hiểu, còn bên nhận đặt hàng thì sẽ nghĩ bản thiết kế cũng y chang như lần trước.
Vậy nên mới có trường hợp sau khi tạo ra mẫu liền bị đối tác phàn nàn:”Này, đây đâu phải là cái chúng tôi yêu cầu?”
Bởi vì trong thiết kế kỹ thuật, nhiều khi chỉ dùng từ ngữ kỹ thuật cùng hình vẽ thiết kế để thuyết minh, dễ khiến cho suy nghĩ giữa 2 bên trở nên sai lệch.
Nên nhớ bản chi tiết kỹ thuật là cơ sở để 2 bên thảo luận chứ không phải phải là câu trả lời cho mọi vấn đề.
Bạn cần suy nghĩ xem làm sao cho có thể đáp ứng được nguyện vọng của khách hàng.. Do nếu không hiểu được nguyện vọng của khách hàng thì không có cách nào mà đáp ứng chinh chính xác nguyện vọng được, hơn nữa trong thực tế cuộc sống khó có thể dung thứ cho sai lầm.
Bởi vậy, để không xảy ra sai sót thì cần tìm suy nghĩ chung giữa 2 bên, san lấp ngăn cách. Để làm được như vậy thì việc nói chuyện một cách chi tiết cẩn thận cùng ý thức “truyền đạt” rất là quan trọng.
Làm hết sức có thể trong khả năng của bản thân rồi hãy hỏi người khác
Giao tiếp không chỉ giúp công việc được hoàn thành suôn sẻ hơn mà còn có cơ hội để học hỏi nhiều kỹ thuật mới.
Tại nơi làm việc, bạn có thể tiếp thu những thông tin về khoa học kỹ thuật thông qua những khóa học được công ty mở cùng quá trình mày mò học hỏi. Đặc biệt khi làm việc tại những công ty Outsourcing thì hàm lượng kiến thức chia sẻ với người cùng dự án không phải là ít (trong phạm vi cho phép). Tóm lại, khi đó bạn sẽ có nhiều hội học hỏi thêm kiến thức về những dự án sản phẩm mới.
Một số công ty thường tổ chức những buổi hội nghị để nhân viên tiếp thu được những kiến thức mới nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật. Đối với nhân viên công ty tiếp nhận được những kiến thức về phần mền đời mới hay về sản phẩm sẽ mang lại cho lại cho họ nhiều hứng thú làm việc.
Bằng việc tiếp thu những thông tin kỹ thuật mới nhất như thế, dù là những nhân viên ngoài dự án thì cũng có cơ hội khám phá thêm tiềm năng của bản thân, hoàn toàn không có sự lãng phí ở đây.
Dù không hề thuộc lĩnh vực đang bạn tham gia nhưng nếu không biết những thông tin mới nhất về xu hướng hay trào lưu thì không thể gọi bạn là kỹ sư cấp cao của thời đại được.
Mặt khác, khi đang làm đúng vào vị trí đã được đào tạo mà bạn đã vội tự mãn đi thì bạn cũng không thể nào mà trưởng thành thêm được.
Không trở nên bị động trước mọi vấn đề, mà phải tự nỗ lực vươn lên học hỏi là điều cực kỳ quan trọng. Do vây việc tự mình tìm hiểu là điều rất là quan trọng.
Hiện nay, khi chúng ta đang sống trong mội trường internet. Thông qua việc sử dụng công cụ tìm kiếm có thể tìm ra nhiều thông tin có ích. Gần như bất kỳ cuốn sách nào cũng có thể đọc online. Dù là thông tin bên Mỹ hay Châu âu thì bạn cũng biết chỉ sau một click chuột. Có thể nói không ngoa rằng hiện nay không có thông tin gì không thể tìm thấy trên internet. Càng chú ý học thì bạn càng có khả năng mở rộng tầm hiểu biết hơn.
Đương nhiên, học hỏi những người đi trước cũng là một việc quan trọng. Tuy nhiên, ngay từ đầu không nên hỏi là “ Phải làm thế nào đây” mà bạn nên tự mình tìm hiểu, rồi hãy hỏi ”Tôi có giải pháp này rồi giải pháp này, không rõ giải pháp nào tốt hơn, xin anh chỉ giúp” thì tốt hơn nhiều. Hoặc hãy cố gắng làm hết sức trong khả năng của bản thân rồi hỏi xác nhận “Tôi đã làm được đến đây rồi, không biết có đúng với yêu cầu của công việc không?”.
Việc làm hết những gì trong tầm khả năng sẽ giúp người hướng dẫn đỡ mất nhiều công sức mà còn tự giúp bản thân trưởng thành rất nhiều. Khi tự mình tìm hiểu bạn sẽ tiếp nhận được nhiều tri thức hơn.
Cố gắng vun đầy kiến thức nhiều nhất có thể cùng thái độ cố gắng tự phát triển bản thân còn giúp tạo ra sự tin tưởng từ người khác nữa.
Tuy nhiên, không nên hiểu theo kiểu mà chẳng nói năng gì cả mà lao vào làm. Bởi vì làm như thế mất nhiều thời gian mà cũng chẳng hoàn thành được trọn vẹn công việc được.
[divider]
HOÀNG SƠN
QUANG TRUNG
Tham khảo : “エンジニアのため年収倍増計画”