Phần 4: Quản lý nhà chuồng, vắt sữa bò
1. Quản lý nhà chuồng
Nơi nuôi bò gọi là nhà chuồng bò.
Việc luôn luôn giữ gìn hoàn cảnh nhà chuồng tốt thì, là việc rất quan trọng đối với sức khỏe bò, việc cho sữa, và với cả người lao động.
Những điều chủ yếu để bò có thể sinh sống thoải mái là:
- Sạch sẽ, vệ sinh
- Khô ráo
- Tránh nóng,…
Vệ sinh nhà chuồng
Vệ sinh nhà chuồng mỗi ngày.
Việc vệ sinh thì, không phải chỉ là vệ sinh sàn, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cả những vị trí khác, hay các dụng cụ sử dụng.
Ngoài ra, luôn luôn giữ hoàn cảnh nhà chuồng sạch sẽ, vệ sinh.
Việc bắt buộc tuân thủ những quy định về tiêu độc, khử trùng là việc rất quan trọng.
Hãy tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ những quy định về tiêu độc, khử trùng khi ra vào nhà chuồng, khi vắt sữa,…
Khi vào nhà chuồng, có thể có việc sử dụng quần áo, giầy, găng tay chuyên dụng. Bắt buộc tuân thủ những quy định về vệ sinh.
Khô ráo
Hoàn cảnh nhà chuồng mà có sàn, giường bò ướt, hay nhà chuồng bị ẩm thì, không tốt cho sức khỏe bò.
Đặc biệt, với bò con thì, giường ướt, lạnh là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật.
Chú ý luôn luôn giữ nhà chuồng khô ráo.
Đối sách chống nóng
Giống bò sữa Holstein là giống bò bắt nguồn từ châu Âu, nơi mát mẻ kể cả vào mùa hè.
Khả năng chống chịu lạnh tốt vào mùa đông, nhưng kém chịu nóng vào mùa hè ở Nhật Bản.
Thông thường, vào mùa hè nóng bức thì, lượng sữa giảm xuống.
Mặt khác, nóng bức cũng có khi trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh tật.
Việc có những biện pháp chống nóng, làm cho nhiệt độ trong nhà chuồng không quá cao là quan trọng.
2. Quản lý an toàn nhà chuồng
Khử trùng
Khi ra vào nhà chuồng, tiến hành khử trùng giày, tay.
Ngoài ra, có việc quy định trùng nhiều lần trong ngày, khử trùng toàn bộ nhà, chuồng.
Đặc biệt, trong thời kỳ từ mùa xuân đến đầu mùa thu, tăng số lần khử trùng lên như một đối sách với bệnh tật, côn trùng có hại.
Việc khử trùng như vậy thì, tiến hành vào ngày có thời tiết tốt.
Khi khử trùng, bắt buộc phải chú ý đến an toàn cho người lao động.
Mặc trang phục để sử dụng dung dịch khử trùng một cách an toàn.
3. Quản lý khử trùng nhà chuồng, khác
Điện, nhiên liệu
Khi sử dụng nhiên liệu (dầu, xăng,…), bắt buộc xác nhận xung quanh không có lửa, chú ý đến hỏa hoạn.
Lửa thuốc lá, bật lửa,… thì cần đặc biệt chú ý.
Hệ thống điện
Ổ điện thì, nếu bị ướt, có khả năng bị dò điện.
Khi vệ sinh, chú ý không làm ướt ổ điện.
4. Vắt sữa
Việc vắt sữa từ bò gọi là vắt sữa.
Trong bầu sữa, thanh phần máu thay đổi, trở thành sữa bò.
Thông thường, 1 ngày vắt sữa 2 lần vào sáng và chiều.
Vắt sữa được tiến hành theo thứ tự sau:
Bước 1: Trước khi vắt sữa, khử trùng tay, ngón tay
Bước 2: Vắt thử
Bước 3: Vệ sinh, mát xa bầu sữa, núm vú
Bước 4: Vắt sữa
Bước 5: Ngâm núm vú
Bước 1: Bằng cách khử trùng tay, ngón tay trước khi vắt sữa, có thể phòng tránh nhiễm bẩn, lây bệnh từ núm vú cho bò.
Bước 2: Bằng việc vắt thử, kiểm tra xem có bị viêm bầu sữa hay không. Sử dụng Strip cup(loại cốc có phần lọc, chuyên dụng cho vắt sữa bò).
Bước 3: Việc vệ sinh bầu sữa, núm vú thì, sử dụng dung dịch khử trùng. Mặt khác, bằng việc mát xa, gây kích thích khiến bò cho ra sữa.
Bước 4: Vắt sữa thì, sử dụng Milker (dụng cụ vắt sữa chuyên dụng)
Bước 5: Tiến hành ngâm núm vú sau khi vắt sữa. Ngâm núm vú vào dung dịch khử trùng, làm cho vi trùng không xâm nhập vào cơ thể bò từ đầu núm vú.
Sữa được vắt bằng dụng cụ vắt sữa chuyên dụng thì, thông qua đường ống trong nhà chuồng, tập trung tại thùng chứa sữa chuyên dụng.
Bảo quản lạnh, đảm bảo tươi mới tại thùng chứa sữa chuyên dụng.
Dưới đây là các dụng cụ sử dụng khi vắt sữa.
[divider]
Biên dịch: Hoàng Minh
Nguồn: Giáo trình cơ bản ngành vắt sữa bò Nhật Bản