Ngành nông nghiệp vắt sữa bò Nhật Bản (Phần 2)

Phần 2: Cơ bản nông nghiệp vắt sữa bò

 

1. Khái quát về nông nghiệp vắt sữa bò

“Vắt sữa” là nông nghiệp vắt sữa từ các gia súc như bò,…

Ngành vắt sữa ở Nhật Bản chủ yếu là ngành nông nghiệp vắt sữa bò.

Vì vậy, bài viết này viết về nông nghiệp vắt sữa bò Nhật Bản.

Sữa bò có bản chất là thức uống mà bò mẹ cho bò con uống.

Do đó, trong nông nghiệp vắt sữa thì việc nuôi bò mẹ sinh sản, việc nuôi bò con khỏe mạnh cũng là điều quan trọng.

Nông nghiệp là ngành sản xuất ra sinh mạng cụ thể, và đặc biệt trong đó, ngành vắt sữa là ngành nông nghiệp liên quan đến vòng tròn sinh mạng của bò.

Bò thì rất dễ bị stress. Nếu môi trường không tốt, có thể xảy ra việc không cho ra sữa, hay bị bệnh tật.

Bằng sự thân thiện và tình cảm với bò, luôn luôn quan sát tình trạng của chúng, làm việc tỉ mỉ, hết lòng để bảo đảm sức khỏe bò.

Nguồn: blogs.yahoo.co.jp
Nguồn: blogs.yahoo.co.jp

2. Xử lý tình huống khẩn cấp

Bò là sinh vật có tính mạng, nên trạng thái sức khỏe thay đổi liên tục không ngừng.

Người chăm sóc bò thì, việc luôn luôn quan sát tình trạng bò, phát hiện nhanh nhất có thể việc bất thường, khác với mọi khi xảy ra là việc rất quan trọng.

Sự thay đổi trong 1 ngày cũng hãy quan sát chi tiết.

Buổi sáng, bò khỏe mạnh nhưng đến chiều lại bị bệnh, việc này cũng có xảy ra.

Mặt khác, chú ý tình trạng toàn thể nhà chuồng xem có gì bất thường hay không cũng là việc quan trọng.

Nếu như có điều gì đó bất thường hay có cảm giác bất thường đối với bò hay nhà chuồng bò, hãy báo cáo ngay lập tức.

Dù phát hiện nhỏ đến đâu đi nữa, cũng có thể dẫn đến những điều to lớn.

Không tự phán đoán, bắt buộc phải báo cáo.

3. Giống bò sữa

Trên thế giới, có rất nhiều giống bò.

Trong bò gia súc, đại khái có thể phân loại thành bò sữa và bò thịt.

Trong bò sữa thì cũng có vài giống khác nhau nhưng, 99% bò sữa Nhật Bản là giống Holstein, giống bò cho nhiều sữa.

Giống bò Holstein thì, có màu lông trắng và đen lốm đốm xen lẫn nhau.

Bò đực hay bò cái đều có 2 sừng trên đầu. Để phòng tránh tai nạn, dễ nuôi hơn, cắt bỏ sừng bò gia súc.

Nguồn: www.dainyu.or.jp
Nguồn: www.dainyu.or.jp

4. Về các giống bò

Ngoài giống Holstein, trong các giống bò sữa được nuôi tại Nhật Bản thì, có giống Jersey,…cho sữa chứa hàm lượng chất béo cao.

5. Về cơ thể bò

Thể hình bò sữa có đặc trưng là, nửa sau thân – nơi có bầu sữa thì, lớn.

Bò cái trưởng thành giống Holstein thì, có chiều cao khoảng 140~150cm, thể trọng khoảng 600~700kg.

Bầu sữa của bò sữa phát triển mạnh, lớn.

Mặt khác, bò có 4 núm vú.

Bò có 4 túi dạ dày.

Bò thì, ăn vào dạ dày, đẩy ngược lên miệng, nhai lại, hấp thu chất dinh dưỡng.

6. Sinh lý sinh sản

Sữa bò không phải là thứ tự nhiên sinh ra khi bò trưởng thành. Sau khi sinh bò con, sữa mới bắt đầu sinh ra.

Mặt khác, nếu lâu năm không sinh con non, lượng sữa sinh ra sẽ giảm xuống.

Để ổn định lượng sữa, việc kế hoạch cho bò mang thai, sinh sản là cần thiết.

Sau khi sinh lần đầu, bò bắt đầu cho sữa.

Bò đã sinh con thì, lại cho mang thai sau khi sinh khoảng 40~60 ngày.

Ngoài ra, đến lúc chuẩn bị cho lần sinh sản tiếp theo, trong khoảng 300 ngày, vắt sữa mỗi ngày.

Bò sữa thì, vài lần lặp lại vòng tròn THỤ TINH –> MANG THAI –> SINH CON… trong cả đời. Nếu có thể cho sinh con 1 lần 1 năm, có thể vắt được nhiều sữa trong cả vòng đời của 1 con bò.

Thêm vào đó, khi bò nhiều tuổi, lượng sữa giảm xuống, bán ra như bò thịt.

Động tình

Để làm cho bò mang thai thì, đầu tiên, cần phải nhìn rõ việc bò động tình.

Việc động tình của bò thì không theo mùa, việc động tình có trong suốt cả năm.

Việc đồng tình của bò sữa thì kéo dài trong thời gian ngắn, khoảng 20 giờ.

Trong khi động tình thì, có biểu hiện khác thường ở cơ thể hay hành động của bò. Ví dụ, mất bình tĩnh, gầm nhiều hơn bình thường.

Mặt khác, có cả việc ăn ít hơn bình thường, ra ít sữa hơn bình thường.

Việc không bỏ qua những dấu hiệu này là quan trọng.

Giao phối

Để có con non ưu tú, chọn bò đực thể hình khỏe mạnh, năng lực cao và cho tiến hành thụ tinh, việc này gọi là giao phối.

Giống bò cho thụ tinh với giống Holstein có thể không phải là giống Holstein, trường hợp là giống khác cũng có.

Giao phối bò thì, không phải là giao phối tự nhiên sử dụng bò đực, mà hầu hết là giao phối nhân tạo bằng thao tác của con người.

Vì sự động tình của bò diễn ra quanh năm, nên giao phối cũng có thể tiến hành quanh năm.

Mang thai

Thời gian mang thai của bò là khoảng 10 tháng.

Sau khi mang thai, bò vẫn cho sữa liên tục.

Tuy nhiên, trước khi sinh khoảng 2~3 tháng, ngừng vắt sữa bò.

Lý do là để bò mẹ khỏe mạnh, sinh ra bò con khỏe mạnh.

Lâm bồn

Bò thì, thông thường sinh 1 con 1 lần.

Khi việc lâm bồn (sinh con) không thể tiến hành một cách tự nhiên, có trường hợp con người giúp đỡ.

Lau khô cơ thể bò con bị ướt sau khi sinh.

Thêm vào đó, nhanh chóng cho bò con uống sữa bò mẹ.

Nguồn: yaplog.jp
Nguồn: yaplog.jp

[divider]

Hoàng Minh

Nguồn: Giáo trình cơ bản ngành vắt sữa bò Nhật Bản

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan