Hiện nay virus Zika (gây khuyết tật não ở trẻ sơ sinh) đang là đề tài nóng trên mọi mặt báo. Vật chủ chính của loại virus này là muỗi. Tuy nhiên, khi nhắc đến muỗi, bệnh sốt rét mới thật sự là căn bệnh phổ biến nhất. Thật không may, muỗi là một sinh vật kháng chịu hoá chất mạnh mẽ do đó tiêu diệt chúng bằng hoá chất cũng đi kèm các nguy cơ về môi trường.
Dự án “SolarMal” dẫn đầu bởi giáo sư Willem Takken của đại học Wageningen (Hà Lan) xuất phát bởi một ý tưởng táo bạo, tạo ra những chiếc bẫy bằng năng lượng mặt trời. Dự án kết hợp cùng Trung Tâm Quốc Tế Kenyan về sinh thái và sinh lý học côn trùng (Kenyan International Centre of Insect Physiology and Ecology), và viện Nhiệt Đới Thuỵ Sĩ (Swiss Tropical and Public Health Institute), hiện đã triển khai thử nghiệm tại đảo Rusinga gần hồ Victoria.
Mỗi chiếc bẫy sẽ chứa những hoá chất mô phỏng mùi cơ thể con người để dụ muỗi lại gần. Sau đó chúng sẽ bị hút vào một chiếc lưới bằng quạt 12v. Tại đó chúng sẽ chết dần vì mất nước.
Bởi vì ở Rusinga thiếu cơ sở hạ tầng điện trung tâm, nên những chiếc quạt cần được cung cấp năng lượng bởi năng lượng mặt trời. Những chiếc bẫy cũng theo đó được lắp đặt trên nóc các ngôi nhà, đồng thời cung cấp ánh sáng và điện năng cho cả gia đình.
Hiện tại hệ thống đang cho thấy hiệu quả rất đáng kể, góp phần làm giảm 70% số lượng muỗi chứa virus sốt rét trên đảo, giảm tỷ lệ người bị sốt sét (trong nhà có lắp đặt hệ thống) xuống dưới 30% so với những ngôi nhà chưa lắp đặt.
Nghiên cứu này hiện được công bố trên tạp chí The Lancet. Những bạn đọc quan tâm có thể xem thêm trong clip dưới đây.
[divider]
Biên dịch: Trungmaster, theo Gizmo
Link công bố:
T. Homan et al., “The effect of mass mosquito trapping on malaria transmission and disease burden (SolarMal): a stepped-wedge cluster-randomised trial”, The Lancet, 2016.