Mọi thứ làm nên con người bạn hiện nay đều xuất phát từ ADN. Đã từ lâu, có một giả thuyết cho rằng con người không chỉ đơn thuần là sản phẩm có được từ thông tin mã hoá trong gene, mà bản thân các tín hiệu cơ học (như cách xoắn khúc, ép, dãn, áp lực,…) cũng ảnh hưởng đến cách thông tin được sắp xếp ra sao trong tế bào của bạn. Hiện nay, các nhà vật lý Hà Lan đã chứng thực được lớp thông tin thứ hai này thực sự tồn tại.
Protein là những viên gạch xây nên cơ thể con người và thông qua thứ tự của 4 nucleobase là G,A,T và C trong hệ thống gene mã hoá. Bằng cách đó, ADN của chúng ta chỉ đạo loại protein nào với số lượng bao nhiêu sẽ được tạo ra bên trong cơ thể. Nhưng mặc dù mọi tế bào đều chứa cùng một thứ tự ADN, nhưng cơ quan khác nhau vẫn có tế bào khác, điều này cho thấy có khả năng có một cơ chế khác ảnh hưởng đến quá trình này.
ADN của chúng ta được nhét rất chặt trong tế bào, nếu tháo phân tử ADN trong từng tế bào và kéo dài ra thì độ dài đạt đến 2 mét. Có một giả thuyết xuất hiện từ những năm 80, cho rằng tính chất cơ học của ADN ảnh hưởng đến cách sợi ADN được xoắn bên trong tế bào, dẫn đến cách giải mã gene cũng bị thay đổi theo, tức cung cấp một lớp thông tin khác ngoài thứ tự G,A,T và C trong chuỗi xuắn kép DNA.
Một nhóm nghiên cứu do ông Helmut Schiessel dẫn đầu tại viện nghiên cứu Vật Lý Leiden, đã chạy một giả lập trên máy tinh để kiểm chứng giả thuyết này và đã phát hiện ra một bằng chứng vững chắc chứng tỏ tín hiệu cơ học là có thật. Các nhà khoa học đã phân trước các tín hiệu cơ học bất kỳ cho một đoạn ADN của 2 cá thể khác nhau là men bánh mì và men phân huỷ. Họ nhận thấy rằng các phân tử ADN nhờ đó đã sắp xếp theo các cách khác nhau tương ứng.
Với kết quả này, nhóm giải thích rằng có thể nhân tố đột biến xảy ra trong ADN có thể tác động đến cả thứ tự sắp xếp của protein trong gene lẫn cấu trúc cơ học của ADN, dẫn đến mã bị đọc khác biệt đi, làm thay đổi loại và số lượng protein sản xuất ra.
Nghiên cứu này đã được xuất bản trên báo PLOS One.
Biên dịch: Trịnh Trần Khánh Duy
Nguồn: Gizmag