Xua tan muộn phiền khỏi cuộc sống (phần 1)

Muộn phiền và vấn đề luôn gắn liền với cuộc sống. Khi lo lắng kéo dài, tham khảo ý kiến người khác cũng là một cách giải quyết. Đương nhiên cũng có việc rất khó để nói ra, nhưng cứ giấu kín trong lòng, tự mình suy nghĩ theo hướng khách quan thì một lúc nào đó cách suy nghĩ sẽ đi sai hướng và tầm nhìn cũng trở nên hạn hẹp.

Thử bàn bạc với một ai đó không chừng bạn sẽ tìm ra những cách giải quyết mà bản thân chưa bao giờ nghĩ đến. Hơn nữa, dẫu không nhận được những lời khuyên hữu ích thì việc nói chuyện với người khác cũng sẽ giúp bạn suy nghĩ cởi mở hơn, tâm trạng cũng sẽ trở nên thoải mái hơn.

Đừng giữ mãi trong lòng những muộn phiền, hãy một lần thử hiệu quả của “tham khảo ý kiến”. Tuy nhiên, vì cơ hội để bộc lộ muộn phiền không nhiều, nên nhiều người không biết nên bắt đầu câu chuyện như thế nào.

1. Trao đổi với chuyên gia

Khi muốn trao đổi với người khác, không nhất thiết đối phương phải là người thân thiết, bạn có thể sử dụng dịch vụ qua điện thoại hoặc internet. Tuy nhiên, trường hợp muộn phiền phát sinh bởi các vấn đề về pháp luật, tiền bạc, bạn nên trao đổi với luật sư, nhà tư pháp, vấn đề về tinh thần thì nên nhờ tới các bác sĩ tâm lý.

Bởi vì họ là những chuyên gia có bằng cấp nên sẽ giúp bạn tìm ra được những cách giải quyết tốt nhất. Hơn nữa, từ kinh nghiệm từng tiếp xúc với rất nhiều trường hợp như vậy, họ sẽ đưa ra cho bạn cách giải quyết tối ưu nhất.

Tùy theo mức độ muộn phiền của mỗi người, các chuyên gia sẽ tư vấn miễn phí hoặc với các mức giá cả khác nhau. Không chừng bạn sẽ cảm thấy khó khăn nhưng hãy thử cố gắng trao đổi với các nhà chuyên gia.

Nguồn: dienchanviet.com

2. Trao đổi sau khi sắp xếp lại những vấn đề hiện tại

Khi bạn có ý định tham khảo ý kiến một ai đó thì đó chính là cơ hội tốt để bạn sắp xếp lại những vấn đề hiện tại. Bạn hãy thử sắp xếp lại những vấn đề theo suy nghĩ của bản thân dựa vào những câu hỏi dưới đây:

– Việc đang trở thành vấn đề ở hiện tại là gì?

– Đối với vấn đề đó bạn nghĩ như thế nào?

– Vấn đề đó kéo dài từ bao giờ?

– Nó trở thành như thế nào thì có thể nói là đã giải quyết xong?

Đương nhiên, trình bày theo thứ tự mà bạn cảm thấy dễ dàng nói chuyện nhất cũng là một điều tốt, nhưng nếu làm sáng tỏ vấn đề, hiện trạng theo phương pháp trên, bạn có thể thu được những lời khuyên hữu hiệu nhất. Hơn nữa, phương pháp trên cũng có thể áp dụng khi bạn muốn sắp xếp lại dữ liệu trong bộ não của mình.

(Còn tiếp)

Dịch bởi: Kiều Chinh

Nguồn: The change

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

4 thoughts on “Xua tan muộn phiền khỏi cuộc sống (phần 1)”

  1. VietFuji thực sự rất cảm ơn những chia sẻ của bạn.
    Biết được tài liệu của bọn mình có ích phần nào cho các bạn thực sự là niềm hạnh phúc rất lớn.
    Một lần nữa cám ơn bạn vì làm bùng cháy thêm ngọn lửa trong trái tim bọn mình. Mong rằg bạn sẽ luôn ủng hộ VietFuji trong bước đường sắp tới.

    VietFuji

  2. Cặp đôi hoàn hảo Nguyên Phạm

  3. Mình từng có một thời gian dài trầm cảm, cách li với mọi người bên ngoài. Ngoài giờ lên lớp, mình chỉ ở một mình trong ký túc xá, chơi game hoặc dùng phần mềm, có khi nào về nhà thì tình hình đỡ hơn một chút vì đi làm đồng hoặc đi với bố mẹ. Nguyên nhân thì cũng không có gì gọi là hợp lý, mình và bạn gái chia tay, và mình có một vết thương sau cổ từ hồi nhỏ, nên đầu óc không được tốt cho lắm.
    Sau một thời gian dài bình tĩnh lại, và suy nghĩ rằng sang năm nữa thì chắc chắn mình sẽ tham gia quân đội, mà quân đội thì không chấp nhận những người ủ dột, thiếu tinh thần, sức sống. Nên mình thử đọc những tài liệu, chuyên đề mà VietFuji chia sẻ, trong đó mình đặc biệt chú ý đến phương pháp 5S, và hoạt động thứ nhất của 5S: Sàng lọc – Loại bỏ những thứ không cần thiết. Xung quanh mình có quá nhiều thứ không cần thiết dễ ảnh hưởng đến mình. Từ lúc đó mình liên tục thực hiện bước sàng lọc để cuộc sống đơn giản hơn. Có những thứ là vật chất, như giấy tờ cũ, giấy vụn, đồ dùng quá cũ, thì kiên quyết phải loại bỏ, cần thiết thì dùng lửa để hoá thành cát bụi. Có những thứ không phải vật chất như những kỉ niệm cũ, những nỗi lo, nỗi buồn từ trước đến giờ, thì ghi vào một tờ giấy cũ rồi cũng đem đi đốt. Quá lo lắng, quá buồn rầu thì sức khoẻ cũng đi xuống, nên mình cố gắng không lo lắng nữa, thấy có vấn đề gì đến thì bình tĩnh xử lý chứ cứ than thở như trước kia thì chỉ gây lãng phí thời gian.
    Dần dần những thứ không cần thiết đều được dọn dẹp đi hết, mình khá nhanh tay khi đưa ra quyết định dọn dẹp chúng, không nên để lại những thứ không cần thiết, chỉ giữ lại một thứ duy nhất làm kỉ niệm. Nỗi buồn, nỗi lo cũng lên có, nhưng thật sự chúng không cần thiết và không nên mang theo.
    Và bây giờ mình tốt hơn ngày xưa rồi đấy VietFuji ạ, nhờ những chuyên đề và phương pháp do các bạn giới thiệu, mình thử áp dụng vào cuộc sống thực của mình, tuy rằng đầu năm mình tạch 1 vụ phỏng vấn ở công ty Canon Vietnam, với nguyên nhân vẫn là ít nói và nhát vì ít giao tiếp. Mình sẽ sớm giải quyết được vấn đề này.

  4. Khi lo lắng, buồn phiền, cách hiệu quả nhất là có người lắng nghe, chia sẻ, nếu có thể nhận được những lời khuyên hữu ích từ đối phương nữa thì càng tuyệt. Nhưng trên thực tế tìm được người luôn luôn lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ khó lắm :). Nên t đề xuất ý kiến là học cách Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chủ yếu, hehe 😀

Comments are closed.