5 điểm nổi bật của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

 

4. Mô hình chuyển giao công nghệ của công ty Kyouwa

Công ty về sản phẩm nhựa kể trên có thể nói là một ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp trẻ và khỏe của Việt Nam trong ngành công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào của Việt Nam cũng có thể đạt tới cấp độ có thể đáp ứng trọn vẹn những yêu cầu từ phía đối tác Nhật Bản, đặc biệt những doanh nghiệp trong lĩnh vực gia công kim loại, gia công chính xác. Câu chuyện về công ty Kyouwa trong quá trình mở rộng sản xuất ra nước ngoài sẽ cho chúng ta một cách nhìn mới về mô hình hợp tác giữa hai bên Việt Nam – Nhật Bản.

Mô hình công ty Kyouwa

Trong số báo tháng 12 chúng tôi đã đề cập tới cụm từ norenwake – 暖簾分け (chia danh để thắng) để giải thích cho mô hình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực trùng tu, sửa chữa công trình xây dựng. Câu chuyện của công ty Kyouwa cũng có những nét tương đồng đó là không phải trò đi tìm thầy mà thầy đi tìm trò để cùng hợp tác. Công ty Kyouwa là công ty cỡ nhỏ của Nhật với quy mô 43 nhân viên. Công ty có trụ sở chính tại tỉnh Gifu – miền trung Nhật Bản, chuyên sản xuất các loại máy vận chuyển, lò công nghiệp, máy chuyên dụng trong công xưởng…2 năm trước Kyouwa đã đầu tư và xây dựng nhà máy tại Việt Nam.

Chia sẻ về những khó khăn trong thời gian đầu sang Việt Nam, giám đốc Utsuda đã nói rằng ông đã gặp rất nhiều khó khăn về việc tìm kiếm nhà cung ứng nguyên vật liệu và nhà cung ứng chi tiết đi kèm trong việc sản xuất máy công nghiệp. Ông Utsuda muốn xưởng sản xuất tại Việt Nam trở thành trụ sở chính để sản xuất các loại máy công nghiệp hướng tới thị trường châu Á. Để sản xuất được một chiếc máy, Kyouwa cần phải điều phối hàng trăm cho tới hàng ngàn chi tiết. Bản thân Kyouwa không thể một mình ôm hết tất cả công việc sản xuất những chi tiết đó, do đó cần phải có những nhà đối tác tại nước sở tại. Có nhà cung ứng trước để phân tầng công việc, tập trung công việc cho những công việc trọng tâm tạo nên sự khác biệt của Kyouwa sau là để chuẩn bị cho quá trình mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai.

Thời gian đầu khi sang Việt Nam ông đã đi từ Bắc vào Nam, ông đã đặt chân tới hơn 100 công ty chuyên gia công kim loại. Trong hơn 100 công ty đó, ông chỉ chọn ra được 4 công ty có tiềm năng hợp tác. Tiềm năng hợp tác ở đây có nghĩa là tiềm năng mà công ty Nhật Bản có thể hỗ trợ đào tạo, có thể phối hợp để hỗ trợ kỹ thuật sản xuất. Sau khi chọn ra được 4 công ty này, ông Utsuda đã cử nhân viên của mình từ Nhật Bản sang Việt Nam làm việc. Trong xưởng của công ty tại Việt Nam có một người Nhật lụi hụi, cẩn thận, tỷ mỷ trong từng thao tác kể cả việc đặt xếp từng mảnh thép tấm sao cho không bị xước. Với cách làm đó, ông hy vọng sẽ truyền tải được những điều cơ bản nhất trong quá trình sản xuất tới những người lao động Việt Nam. Khi có được những những tư thế và thái độ đúng đắn đối với công việc, Kyouwa đã đi bước tiếp theo, đó là truyền đạt những kỹ thuật, kinh nghiệm được tích lũy từ Nhật Bản sang Việt Nam.

Chia sẻ kinh nghiệm và cách làm đối với đối tác là cách làm mà Kyouwa đã thực hiện. Tính tới thời điểm hiện tại, có thể nói Kyouwa đã bước đầu thành công trong cách làm này. Hy vọng rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều công ty vừa và nhỏ Việt Nam có thể móc nối và kết hợp được với nhiều công ty Nhật Bản như Kyouwa.

5. Cần có thêm kênh kết nối doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản

Biểu đồ thể hiện lượng truy cập tìm hiểu về thông tin xuất nhập khẩu các nước trên trang JETRO

Theo đánh giá của JETRO hiện tại Việt Nam có 313 công ty được lọt vào top những doanh nghiệp có triển vọng, trong đó miền Bắc và miền Trung là 160 công ty, miền Nam là 153 công ty. Tuy nhiên, số doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn con số JETRO thống kê rất nhiều và họ cũng đang cần tìm kiếm những đối tác nước ngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh và tìm kiếm cơ hội để nâng cao kỹ thuật.
Trong bối cảnh đó, chắc chắn sẽ cần tới những buổi gặp gỡ doanh nghiệp giữa hai quốc gia, những hoạt động cầu nối để đưa doanh nghiệp Nhật Bản có thể tìm kiếm được những đối tác tiềm năng. Nếu làm được điều này, giám đốc Utsuda sẽ không phải đi dọc Việt Nam để chọn ra được đối tác từ hơn 100 công ty kia.

Người viết: Nguyễn Sinh Côn
Tham khảo: Báo cáo thường niên của JETRO 2014

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan