SOFTBANK – GE: Hai thương hiệu khổng lồ cùng bắt tay để thay đổi ngành sản xuất

 

Nếu dừng lại thoả mãn sẽ lập tức mất vương quyền

Hiện nay, tập đoàn GE vẫn đang thống trị mạnh mẽ các lĩnh vực sản xuất thiết bị động cơ cho hàng không và tua-bin phát điện. Doanh thu bán hàng năm 2013 của hãng đạt mức 146 tỷ đô la, lợi nhuận đạt 19.6 tỷ đô la. Năm 2008, sau khủng hoàng tiền tệ Lehman công ty chủ trương thu gọn các hoạt động kinh doanh không phải nòng cốt liên quan đến tiên tệ và truyền thông. Song song với đó GE tiến hành đầu tư mạnh cho lĩnh vực sản xuất.

Tuy nhiên, viễn cảnh trong tương lai về công ty GE của ngài Immelt không chỉ đơn thuần là khôi phục hướng đến trở thành một công ty chuyên sản xuất.

Ông Jeff Immelt, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm CEO của GE (Nguồn ảnh: Washington Post)

Cách mạng ngành sản xuất của thế kỷ 21 hướng đến chính là sự dung hòa giữa “sản phẩm vật chất” và “dữ liệu”. GE đã phất cao lá cờ ấy và đi đầu xu hướng này.

Trong những sản phẩm chủ lực của công ty như động cơ, tua-bin, toa xe lửa… đều được gắn vô số chíp cảm ứng, thông qua đó có thể giám sát tình hình vận hành của máy với thời gian thực. Nhờ phân tích khối dữ liệu khổng lồ ấy có thể dự đoán trước hỏng hóc và nâng cao năng suất… đó chính là nền công nghiệp dựa trên Internet. Ngoài ra, dữ liệu thu thập được cũng được phản ánh trong quá trình phát triển sản phẩm nên có thể giúp thiết kế ra sản phẩm chất lượng hơn.

Bước đầu tiên trong ngành sản xuất là cung cấp thiết bị phần cứng, bước thứ hai tiếp theo là cung cấp các dịch vụ hậu mãi bảo trì sản phẩm. Đối với GE, bước đột phá thứ ba chính là nền công nghiệp Internet. Đó chính là cuộc cách mạng công nghiệp thông qua phân tích dữ liệu và nguồn lực phần mềm để nâng cao đáng kể giá trị dịch vụ và sản phẩm.

Động lực khiến GE phải đổi mới là do họ đã cảm thấy nguy cơ phá hoại nền sản xuất đến từ mạng, phần mềm… trong vòng 20 năm vừa qua. “Amazon đã giết chết các đại lý bán lẻ, Apple thì triệt hạ giới âm nhạc. Nếu GE không thay đổi thì một lúc nào đó ngành sản xuất máy, thiết bị cũng sẽ chịu chung số phận”, ông William Ruh, phó chủ tịch trung tâm phát triển phần mềm của GE, cho biết.

Cả Softbank cũng cảm nhận áp lực đến từ thị trường luôn biến đổi khốc liệt. Mặc dù công ty vẫn thuộc nhóm doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ thị trường trong nước nhưng nguy cơ đón chờ hãng này trong tương lai là một thế giới với vô số các thiết bị có thể nối mạng như máy móc, ô tô… Không có gì đảm bảo rằng điện thoại di động sẽ vẫn tồn tại trong thế giới ấy.

Thay vì đứng chịu trận trước dòng lũ hung dữ, tại sao không chung tay chiến đấu, cùng xây dựng nên nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo? Tuy thời gian thành lập có khác nhau, nhưng kể từ khi được sáng lập thì hai gã khổng lồ này cũng đã trải qua biết bao lần cải cách mới có được vị thế như hôm nay, điều này là căn cứ khiến cho cả ông Son và ông Immelt tìm được tiếng nói chung.

Cốt cán của GE trong lĩnh vực công nghiệp Internet chính là kỹ thuật. Cụ thể chính nằm ở phần mềm mà công ty đã tự mình viết nên. Các phần mềm ấy có thể thu lấy dữ liệu khổng lồ từ nhiều xí nghiệp khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như hàng không, điện lực, bệnh viện. Đó chính là công cụ để tạo nên giá trị mới cho công ty.

Mục tiêu lớn nhất của Softbank khi hợp tác với GE năm ở khâu cung cấp cho các doanh nghiệp khác phần mềm thu dữ liệu này (đã qua chỉnh sửa thích ứng cho từng đối tượng). Thế mạnh của GE tiềm ẩn vô cùng nhiều sức mạnh.

Tổng hợp know-how của nhiều ngành nghề

Giá trị của big data thu được từ cảm ứng không chỉ đơn thuần dừng lại ở mức cải thiện năng suất, bảo dưỡng máy. Nó có thể ứng dụng được trong rất nhiều ngành nghề, từ thực phẩm, hàng gia dụng cho đến kiến thiết, phát huy hiệu quả trong việc dự đoán nhu cầu, điều chỉnh thích ứng vật lưu, tồn kho. Vì thế nếu cung cấp phần mềm phân tích dữ liệu đến nhiều công ty, thông qua phân tích dữ liệu, GE sẽ thu được know-how của nhiều ngành nghề khác nhau để áp dụng vào nền sản xuất của mình trong tương lai.

Tháng 8 năm nay, 3 nhân viên Softbank được gửi đến các cứ điểm sản xuất của GE tại thung lũng Sillicon. Ngay lập tức, họ đã gửi báo cáo về với sự hưng phấn khó tả.

Ba nhân viên này trong công ty Softbank cũng đều là những người nắm giữ kỹ thuật hàng đầu. Trong 2 tuần lưu trú tại đây, họ đã vô cùng ấn tượng với tốc độ làm việc và cách tiếp cận phát triển sản phẩm vô cùng tiên tiến. Nhìn đi đâu cũng không thể thấy hình ảnh một công ty GE có truyền thống vô cùng lâu đời.

Thực ra, phương pháp phát triển sản phẩm này chính là cột lõi trong cuộc cải cách do ông Immelt khởi xướng.

Từ khâu thiết kế đã phải liên tục liên lạc với phía khách hàng, lặp đi lặp lại quy trình chỉnh sửa sao cho có thể nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Ngay cả văn hoá công ty, hành động của nhân viên cũng được điều chỉnh tức thời tương ứng với sự biến đổi của thị trường. GE đặt cho hoạt động đổi mới này là “Fast Work” và đã bắt đầu triển khai trong thời gian gần đây.

Đã hơn 130 năm kể từ khi Thomas Edison sáng lập ra công ty, GE luôn cố gắng thay đổi bản thân để duy trì vị trí thống trị trong ngành công nghiệp sản xuất. Cuộc cải cách lần này mà công ty GE thử sức sẽ lớn đến mức có thể phải đánh giá lại từ gốc rễ định nghĩa về ngành sản xuất. Mời các bạn đón đọc số tiếp theo để hiểu rõ toàn cảnh hơn về vấn đề này.

Biên tập: Trịnh Trần Khánh Duy
Nguồn: Nikkei Monodukuri số tháng 12/2014

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan