3. 4 lợi thế đối với doanh nghiệp Nhật Bản khi liên kết với doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam
Số lượng công ty ra đời dựa trên sự hợp tác giữa doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Đài Loan chưa thể nói là nhiều. Những ví dụ điển hình cho cho mô hình hợp tác này là công ty Quặng thép Shinnichi Sumikin của Nhật liên kết với công ty TNHH gang thép Trung Quốc vào năm 2009 để thành lập công ty CSVC (công ty cổ phầm gang thép Trung Quốc- Sumikin Việt Nam, China Steel Sumikin Vietnam Joint Stock Company).
Theo ông Masuda Kasumi, trưởng bộ phận xuất khẩu và kinh doanh kim loại dạng tấm của công ty thép Sumikin: “Lợi thế khi liên kết với các doanh nghiệp Đài Loan đó là chúng tôi có thể giải quyết được rào cản ngôn ngữ. Doanh nghiệp Đài Loan có thể giao tiếp với người Trung Hoa do đó có thể đẩy mạnh kinh doanh hợp tác với các đối tác của Trung Quốc tại khu vực phía Nam Trung Quốc giáp với miền Bắc của Việt Nam. Đài Loan cũng có rất nhiều người thuộc độ tuổi trung niên có thể nói được tiếng Nhật, giúp cho việc giao lưu hợp tác cũng dễ dàng hơn giữa hai bên có nhiều thuận lợi hơn” (trong chiến tranh thế giới thứ 2, Đài Loan chịu sự đô hộ của Nhật Bản).
Trong 2012, doanh nghiệp đến từ Nhật Bản là doanh nghiệp nước ngoài được ưa chuộng nhất tại Đài Loan, nhận được 43% tổng bình chọn từ cá nhân và tổ chức được điều tra. Ở vị trí thứ 2 là Mỹ, Singapore và Trung Quốc Đại Lục với xấp xỉ 7% bình chọn.
Từ bối cảnh trên, khi liên kết với doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ có được 4 lợi thế sau:
1. Đài Loan đã khai thác thị trường Việt Nam từ sớm nên Đài Loan sẽ đóng vai trò như người dẫn đường cho doanh nghiệp Nhật Bản khi mới bắt đầu triển khai kinh doanh tại thị trường Việt Nam
2. Những thiết bị made in Taiwan có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu sản xuất
3. Có thể kết hợp trong việc cung ứng và điều phối linh phụ kiện
4. Giúp quản lý hệ thống lao động người Việt gốc Hoa
Năm 2004, công ty Công nghiệp Sakura chuyên sản xuất ống xả khói cho xe máy cũng đã thành lập một công ty liên doanh với công ty Công nghiệp Công Minh của Đài Loan tại khu vực ngoại thành Hà Nội. Công ty Công nghiệp Công Minh bắt đầu mở chi nhánh ở Việt Nam từ năm 1994 tại tỉnh Đồng Nai, Công Minh cũng là công ty chỉ hướng cho công ty Công nghiệp Sakura phát triển ở thị trường mới mẻ này. Nhờ đó mà công ty Công nghiệp Sakura mới có thể nhập các máy móc cũng như thiết bị của Đài Loan với giá thành chỉ bằng 1/2 giá thành máy móc của Nhật. Thuận lợi về mặt địa lý cũng giúp cho việc bảo trì, bảo dưỡng máy được tiến hành nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Tỷ lệ thấp trong khả năng cung ứng linh kiện-vật liệu nội địa đang trở thành khó khăn chung cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Ví dụ như một công ty về trang thiết bị điện ASAHI, chuyên sản xuất những thiết bị điện cho máy và thiết bị vận tải, trong 90% linh phụ kiện được điều phối trong nước thì đến 70% là từ các công ty Đài Lọan tại Việt Nam, giám đốc công ty ASAHI đã nói rằng “công ty partner đã trải đường cho chúng tôi tại thị trường Việt Nam”.
Trong các doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam, công việc quản lý nhân công thường được giao cho người Việt gốc Hoa phụ trách. Người Việt gốc Hoa có thể nói được tiếng Việt và tiếng Trung nên họ có thể trao đổi thông tin một cách dễ dàng với cả người lao động và người quản lý. Vai trò cầu nối này hết sức quan trọng và các công ty Nhật cũng đang để ý tới điều này.
4. Liên kết Nhật – Đài và hy vọng mở ra hướng phát triển mới
Tháng 10 năm 2013, JETRO (Nhật Bản) và hiệp hội giao lưu kinh tế Đài Bắc (Đài Loan) đã đồng tổ chức buổi giao lưu giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Đài Loan tại T.P Hồ Chí Minh. Tham gia buổi giao lưu, nhiều người Nhật đã có những nhận xét và đánh giá rất cao đối với doanh nghiệp Đài Loan. Ví dụ như “thông qua buổi giao lưu chúng tôi đã hiểu rõ hơn các công ty Đài Loan, và nhận thấy được khả năng hợp tác Nhật – Đài”, “Đài Loan có năng lực sản xuất cũng như khả năng quản lý công ty ở trình độ khá cao, trong tương lai chúng tôi rất muốn trở thành đối tác lâu dài”.
Về phía các công ty Đài Loan, họ cũng rất coi trọng các bạn hàng Nhật Bản bởi họ có niềm tin và sự đồng cảm trong phương thức kinh doanh và quản lý giữa hai bên. Buổi giao lưu được tổ chức với mong muốn xóa đi những sai khác giữa hai bên và tăng cường hợp tác giữa hai nước Đài Loan và Nhật Bản.
5. Lời kết
Việc liên kết kinh doanh sản xuất Nhật-Đài tại Việt Nam, vừa có thể mở rộng được việc điểu tiết các mặt hàng phục vụ cho sản xuất như công cụ máy móc, vừa có vai trò như người dẫn đường cầm lái giúp doanh nghiệp Nhật Bản phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam nhanh hơn. Đài Loan đang “giúp” Việt Nam giải quyết những khó khăn mà chúng ta chưa chịu giải quyết và sơn bóng để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.
Kết cục,trong quá trình hợp tác này các doanh nghiệp Việt Nam- doanh nghiệp của nước chủ nhà sẽ dần tự loại mình khỏi cuộc chơi toàn cầu hóa. Nếu như chúng ta không tự củng cố bản thân mình sẽ nghiếm nhiên biến mình trở thành “sân chơi công cộng”, cho các bạn xung quanh thu lợi nhuận, và đương nhiên nếu tốt họ sẽ ném cho mình mẩu bánh thừa hoặc thứ đồ chơi cũ mà họ không cần dùng đến.
Bài báo là những đánh giá nhận xét, đánh giá đơn phương từ phía các công ty tổ chức của Nhật Bản, nhưng lại là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp và cơ quan chuyên trách của Việt Nam. Họ đang đầu tư, kiếm lợi trên đất nước mình, nhưng lại coi trọng và đề cao nước khác. Đừng ung dung tự đắc vì mình đang được nhận rất nhiều. Đừng để miếng bánh thuộc sở hữu của mình mà phải chia sẻ hết cho người khác.
Còn các bạn, các bạn có những suy nghĩ gì khi đọc bài báo này?
Thực hiện: Kitty.
Tham khảo: Tạp chí JETRO Sensor.
Đài Loan là đứa con chung của Nhật và Trung Quốc. Thương mẹ nhưng hộ khẩu lại bên nhà cha :v