Nhật – Đài hợp tác cùng thâm nhập thị trường Việt Nam

“…Đài Loan đang dần trở thành một đối tác quan trọng của Nhật Bản ngay trên thị trường Việt Nam…”

1. Tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp Nhật đối với thị trường các nước ASEAN

Thời gian gần đây, những vấn đề trong nội bộ kinh tế Trung Quốc và căng thẳng chính trị giữa hai quốc gia Trung Quốc và Nhật Bản đã khiến đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc giảm đi đáng kể. Vấn đề nội bộ kinh tế Trung Quốc có thể kể tới ở đây đó là sự tăng giá nhân công, tốc độ phát triển giảm, và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Về mặt chính trị, sau những cuộc biểu tình chống Nhật và những căng thẳng của hai quốc gia xoay quanh vấn đề biển đảo cũng đã tạo ra rào cản tâm lý đối với nhà đầu tư Nhật Bản khi quyết định đầu tư vào thị trường tỷ dân nóng bỏng này.

Ngược với tình hình tại thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Nhật Bản đang dần chuyển hướng xuống phía Nam với kỳ vọng rất lớn vào thị trường các nước Đông Nam Á (ASEAN). Trước đây, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Trung Quốc và thị trường Đông Nam Á ngang bằng nhau, nhưng hiện nay khuynh hướng này đã có sự thay đổi – số vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào thị trường Đông Nam Á đã vượt lên hơn gấp đôi so với thị trường Trung Quốc.

Dựa theo bản “Báo cáo điều tra thăm dò về định hướng triển khai ra nước ngoài của doanh nghiệp Nhật Bản năm 2013” của JETRO. Bản báo cáo đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp Nhật Bản đang dần chuyển trọng điểm sản xuất từ Trung Quốc sang các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á. Trong sự dịch chuyển đó, Việt Nam chiếm đến hơn một nửa tổng số vốn đầu tư. Trong dòng chảy China plus 1, có thể nói Việt Nam hiện đang được kỳ vọng rất nhiều.

2. Vậy tại sao doanh nghiệp Nhật Bản lại bắt tay với doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam?

Theo bản điều tra thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản tại các nước thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (năm 2014), 70% doanh nghiệp Nhật Bản đang hướng tới Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp Nhật Bản lại gặp phải hai vấn đề, một là điều phối linh phụ kiện phụ trợ tại thị trường nội địa của Việt Nam, hai là sự tăng giá nhân công.

Hiện tại giá nhân công Việt Nam chỉ bẳng 1/2 so với Trung Quốc, nhưng tỷ lệ điều phối linh phụ kiện phụ trợ và nguyên vật liệu lại rất thấp. Tại thời điểm năm 2014 tỷ lệ tự điều phối linh phụ kiện của Việt Nam là 33.2%. So với 22.4% tại thời điểm năm 2010 đây có thể coi là một bước tiến lớn, nhưng khi so với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan (54.8%), Indonesia (43.1%) thì đây vẫn là bài toán lớn đối với cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản.

Tỷ lệ điều phối này không có nghĩa tất cả do doanh nghiệp Việt Nam cung ứng. Trong tổng số 33.2% này, Việt Nam chỉ cung ứng 43.1%, Nhật Bản là 41.2%, 15.7% còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó Trung Quốc chiếm 5.8%, Indonesia 5.4%, và Thái Lan là 4.5%. Đây là điểm đặc biệt về tình trạng hiện tại của thị trường Việt Nam, chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt này qua bảng so sánh phía trên.

Các công ty Đài Loan đã khai thác và phát triển thị trường Việt Nam từ giai đoạn rất sớm trong các lĩnh vực chủ chốt như dệt may, da giầy, nội thất, chế biến thực phẩm, gia công kim loại và máy móc. Theo thống kê từ trung tâm thương mại Đài Loan, hiện tại có tổng cộng khoảng 4100 công ty, theo thống kê của văn phòng văn hóa và kinh tế Đài Bắc con số này là 5000 công ty Đài Loan đang hoạt động tại Việt Nam.

Về cơ cấu phân bố ngành nghề, ở khu vực phía Bắc quanh thủ đô Hà Nội, chủ yếu tập trung về sản xuất linh kiện điện tử và linh kiện bán dẫn. Trong khi đó, khu vực phía Nam lân cận quanh T.P Hồ Chí Minh lại chủ yếu tập trung vào các ngành dệt may, da giầy, phụ tùng xe ô-tô, xe máy.

Trong khi các linh kiện thuộc nhóm ngành dập-đúc, xử lý nhiệt- xử lý bề mặt của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng và kỹ thuật thì các doanh nghiệp Đài Loan đã khá thành thục và có đủ năng lực đảm nhiệm những đơn hàng từ phía đối tác Nhật. Vì thế, Đài Loan đang dần trở thành một đối tác quan trọng của Nhật Bản ngay trên thị trường Việt Nam.

Hình ảnh buổi lễ khánh thành công ty China Steel Sumikin(CSVC)

Số lượng doanh nghiệp của Đài Loan tại Việt Nam tăng mạnh kể từ khi nhà nước ta ban hành chính sách mở cửa kinh tế thị trường (chính sách “ ĐỔI MỚI” ) vào năm 1986. 7 năm sau – vào năm 1993 Đài Loan cũng bắt tay vào thực hiện chính sách NAM TIẾN (chính sách tập trung phát triển thị trường các nước Đông Nam Á). Từ đó trở đi, Đài Loan luôn đứng ở vị trí thứ nhất về tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (tính theo lũy kế từ năm 1988). Tuy nhiên 2,3 năm trở lại đây thì thứ hạng đó đã có sự thay đổi. Nhật vươn lên vị trí thứ nhất, sau đó tới Singapore và Hàn Quốc, Đài Loan rớt xuống vị trí thứ 4.

Xem tiếp nội dung bài viết ở ➡ trang 2 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Nhật – Đài hợp tác cùng thâm nhập thị trường Việt Nam”

  1. Đài Loan là đứa con chung của Nhật và Trung Quốc. Thương mẹ nhưng hộ khẩu lại bên nhà cha :v

Comments are closed.