Một trong những nền tảng hết sức quan trọng trong quản lý chất lượng chính là tiêu chuẩn hoá. Hãy cùng VietFuji tìm hiểu về khái niệm này nhé.
Xây dựng quy chuẩn làm việc để ai thực hiện cũng không xuất hiện 3M (Muri, mura, muda) được gọi là tiêu chuẩn hóa.
Muri = Quá sức
Mura = sai khác
Muda = lãng phí
Mục đích của tiêu chuẩn hóa là giảm baratsuki (độ lệch) phát sinh do con người và thời gian thực hiện công việc, qua đó tiến tới cắt giảm thời gian, giá gốc, và lãng phí đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tiêu chuẩn không có nghĩa là chuẩn mãi mãi
Không phải tiêu chuẩn hóa xong là xong mọi chuyện. Một khi đã tiêu chuẩn hóa, điều quan trọng nhất đó là nghiêm chỉnh chấp hành tiêu chuẩn đã được lập ra, trong quá trình tiến hành nếu có bất cập lại tiếp tục kaizen thì mới mong có được hiệu quả. Tiêu chuẩn hóa là mức chuẩn “tạm thời” để cụ thể hóa vấn đề xuất hiện ở đâu, khi phát hiện ra vấn đề lại tiếp tục giải quyết. Sau khi giải quyết được vấn đề, lại tiếp tục quy chuẩn hóa. Quá trình này được lặp lại nhiều lần để hướng tới việc nâng cao cấp độ. Tiêu chuẩn hóa là một công cụ để tiến hành kaizen và nâng cao năng lực kỹ thuật.
Thực hiện: Nguyễn Sinh Côn