4. Hệ thống “chia danh để thắng” đã từng tồn tại tại Nhật
Chia danh để thắng được dịch từ cụm từ 暖簾わけ(norenwake) trong tiếng Nhật. Cụm từ này có nguồn gốc từ câu chuyện người đệ tử đi ở nhà thầy để học nghề, khi người đệ tử đã học được những chiêu và kỹ thuật, người thầy cho phép học trò sử dụng danh tiếng của mình để làm ăn. Bằng cách này, người thầy còn hỗ trợ đệ tử vốn và khách hàng để đệ tử có thể đứng vững trong những ngày đầu dựng nghiệp.
Ngày nay, khi quan sát trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, người thầy giống như Nhật Bản và người đệ tử giống như Việt Nam. Trong số báo thứ 7 (tháng 9), VietFuji có đề cập tới câu chuyện của một người tu nghiệp. Câu chuyện người giám đốc nhận người tu nghiệp sinh Việt Nam, dạy kỹ thuật và giới thiệu tới các mối quan hệ trong làm ăn, khi về Việt Nam giám đốc có đầu tư cho máy móc và hứa sẽ mua toàn bộ sản phẩm đầu ra. Đây cũng chính là một ví dụ về cụm từ “chia danh để thắng”.
Ngành khuôn mẫu Nhật Bản có được sự phát triển như ngày nay là nhờ một phần không nhỏ vào cách suy nghĩ “chia danh để thắng”. Những năm 1950 khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, các đơn hàng công nghiệp từ Mỹ tăng nhanh với số lượng doanh nghiệp về khuôn như thời điểm bấy giờ thì chắc chắn Nhật Bản không thể nào đáp ứng được số lượng những đơn hàng đó. Nếu vì không đủ người mà các công ty khuôn mẫu trả lời khách hàng rằng: chúng tôi không làm được, thì chắc chắn thời điểm công ty sụp đổ cũng chỉ là sớm muộn mà thôi. Không một mình thầy có thể kham hết tất cả các công việc, cũng có lúc thầy phải nghĩ cách có nhiều trò và cùng hợp tác với trò để cùng xây dựng mối quan hệ win-win. Nhờ mối quan hệ win-win này mà các doanh nghiệp Nhật Bản hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ thông tin để giờ đây đều trở thành những doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Vậy tại sao thời điểm này cách suy nghĩ “chia danh để thắng” lại được nhắc tới trong mối quan hệ giữa hai nước Việt – Nhật? Mối tương quan giữa thị trường và năng lực kỹ thuật có thể xem là chìa khóa cho cách suy nghĩ trong trường hợp hiện tại. “Chia danh để thắng” sẽ không tồn tại khi thị trường bị thu hẹp. Thị trường dồi dào và có xu hướng mở rộng là điều kiện tiên quyết cho cách suy nghĩ này. Ngày nay, khi thị trường trong nước Nhật đã dần đi đến bão hòa thì cách suy nghĩ này chỉ còn tồn tại trong số ít những tập đoàn gồm nhiều công ty con có gắn kết với nhau trong thời gian dài. Ngược lại với Nhật Bản, tại Việt Nam, hiện nay thị trường tiêu dùng đang dần bước vào giai đoạn nở rộ, nhưng lại gặp phải vấn đề về kỹ thuật và kỹ năng của người lao động. Kết hợp giữa hai yếu tố này lại bằng cách suy nghĩ “chia danh để thắng” sẽ là cơ hội để cho ra những mô hình kinh doanh vượt xa khỏi biên giới hai quốc gia.
5. Ví dụ về ngành nghề reform của Nhật
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, đoàn khách từ làng khởi nghiệp đã có những quan sát về lĩnh vực reform của Việt Nam. Reform là tên chung của dịch vụ trùng tu, tân trang nhà cửa, cửa hàng, các công trình xây dựng. Đây là lĩnh vực khá phổ biến tại Nhật Bản đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nhiều công trình xây dựng của Nhật được xây dựng những năm sau chiến tranh và thời kỳ Olympic Tokyo 1964 đi vào giai đoạn lão hóa.
Việt Nam hiện nay được đánh giá đang bước vào giai đoạn cửa ngõ của thời kỳ tăng trưởng mạnh có phần giống với kinh tế Nhật Bản những năm sau chiến tranh, nhiều cửa hàng và nhà cửa cần được trùng tu, sửa chữa thay vì xây mới. Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng, có nguồn nhân lực nhưng lại chưa có những kỹ thuật và kỹ năng làm việc này. Ngược lại, phía bên Nhật, dịch vụ reform tại Nhật Bản đã có kinh nghiệm nhiều năm, có kỹ thuật và kỹ năng tuy nhiên lại đang gặp vấn đề về thiếu nguồn nhân lực. Dựa trên tình hình của hai quốc gia, nếu kết hợp được những điểm mạnh để khắc phục những điểm yếu thì sẽ hình thành được mối quan hệ win-win để cùng khai thác và mở rộng thị trường tại hai quốc gia.
Một trong những cơ hội để đẩy mối quan hệ win-win tiến về phía trước đó chính là chế độ thực tập sinh của Nhật Bản. Hiện tại để giải quyết vấn đề thiếu lao động, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, chính phủ Nhật Bản đã gia hạn thời gian làm việc tại Nhật Bản cho một số ngành nghề từ 3 năm lên 5 năm. Tu nghiệp (thực tập kỹ năng) nếu nhìn từ Việt Nam có thể được nhìn theo những góc độ khác nhau. Khi người tu nghiệp sinh có chí sẽ có được cơ hội làm việc để kiếm tiền, có cơ hội để tiếp thu kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp và có cơ hội để xây dựng công ty sau này. Đối với những người có chí, đây có thể là một trong những lựa chọn để thực hiện ước mơ của mình. Ngược lại, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản con đường ngắn nhất để đi ra nước ngoài đó là đầu tư cho con người. Trong số báo tháng 8 chúng ta đã tìm hiểu về mô hình đầu tư cho người tu nghiệp để sau này có được chi nhánh hay chính xác hơn là đối tác ở nước ngoài là một lựa chọn phù hợp với nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài. “
Việt Nam là nước thân Nhật Bản, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, tinh thần hiếu học, có tiềm năng về thị trường, đây là những yếu tố cần thiết trong mối quan hệ “chia danh để thắng”. Liệu chúng ta có thể trở thành một Nhật Bản thứ 2 sau 50 năm nữa không? Câu trả lời xin dành cho các bạn độc giả.
Thực hiện: Nguyễn Sinh Côn
Tham khảo: Press Magazine December/2014
Liệu Việt Nam có trở thành Nhật Bản thứ 2 sau 50 năm nữa hay không? Và sau 50 năm nữa thì Nhật Bản sẽ ở đâu nhỉ? 🙂