Project X – SONY từ công xưởng làng đi ra thế giới

Ăn ở cùng lũ chuột để đưa sản phẩm đến đại lộ thứ 5

Cũng cùng ra quân với đội đi châu Âu là đội đi Mỹ với người dẫn đầu là Okouchi. Ở Mỹ thời điểm đầu có vẻ việc bán hàng thuận lợi hơn so với đội châu Âu. Okouchi thuê được một cửa hàng nhỏ ở mặt đường để bán hàng. Nói là cửa hàng nhưng cũng cũ nát lắm, không chú ý thì có con chuột to chạy ngay dưới chân cũng chẳng đùa. Còn chỗ ở của Okouchi thì còn tệ hơn. Để tiết kiệm chi phí, họ thuê một căn phòng nhỏ, họ ăn ở cùng nhau.

Thời điểm đầu sau khi tiếp cận được một số cửa hàng công việc kinh doanh có vẻ tốt dần lên. Số nhân viên tăng từ 3 người lên 20 người. Vậy mà công việc cũng chẳng rảnh tay chút nào, đặc biệt là khi ba người trong đội kinh doanh mang trong mình khát vọng chinh phục thị trường khó tính này.

Nhưng chuyện vui chẳng kéo dài được bao lâu thì cơn thảm họa ập tới khi hàng loạt các đại lý bán lẻ thông báo chiếc đài của Sony có vấn đề. Họ yêu cầu Sony phải cử kỹ sư tới sửa chữa những chiếc đài hỏng nếu muốn tiếp tục bán hàng trên đất Mỹ. Sony chấp nhận. Kỹ sư được cử qua Mỹ xử lý vấn đề. Số hàng gửi về tỷ lệ thuận với số hàng bán ra. Tất cả đều bị hỏng ở chiếc tụ điện. Tại sao hàng radio ở Nhật tụ điện hoàn toàn không gặp vấn đề gì mà ở đây lại hỏng. Nhìn đống hàng gửi về sửa chữa mà Okouchi dần thấy nản, chả có lẽ hàng của chúng ta chỉ đạt được đến mức này? Thở dài và thả mình vào dòng người vội vã trên đường phố New York, Okouchi tình cờ gặp được một người kỹ sư Nhật sống ở Mỹ. Họ nói chuyện với nhau theo bản năng khi gặp được những người đồng hương trên miền đất xa lạ. Okouchi cũng chẳng ngại ngần khi chia sẻ những vấn đề mà Sony đang gặp phải. Ồ hóa ra là vậy. Trong câu chuyện, Okouchi dường như tìm ra được vấn đề. Những chiếc đài để đến được Mỹ họ phải đi qua kênh đào Panama, tức phải đi qua vùng nhiệt đới, nơi mà nhiệt độ có sự chênh lệch lớn. Chiếc tụ điện mà Sony sử dụng có dùng kim loại bạc (Ag) một trong những vật liệu dễ biến chất do sự thay đổi nhiệt độ. Có khả năng thủ phạm là vật liệu này.

Okouchi gọi điện ngay về Nhật và yêu cầu thay đổi thử vật liệu bạc trong tụ điện. Một tháng sau chiếc đài với tụ điện mới được chuyển tới Mỹ. Vấn đề được giải quyết, việc kinh doanh đi vào ổn định. Sau những tháng ngày sống chung nơi ổ chuột tháng 10 năm 1962 quốc kỳ Nhật Bản được treo trên biển hiệu Sony bay phấp phới trên đại lộ số 5. Cùng với đội quân kinh doanh của Sony còn có những người bạn làm trong công ty ô tô, máy ảnh, điện gia dụng, họ quen và gặp nhau tại quán ăn trong những tháng ngày vất vả. Hôm nay sản phẩm của Sony chứ không phải của họ xuất hiện trên đại lộ này nhưng họ đã bật khóc, họ khóc vì sản phẩm của Nhật Bản đã được đón nhận tại nơi này.

Thừa thắng xông lên, Sony tiếp tục cho ra những sản phẩm gây tiếng vang trên thị trường quốc tế, đó là video, VTR, các sản phẩm cơ điện gia dụng khác.

Nghĩ lại những tháng ngày khó khăn, đội quân kinh doanh quốc tế lúc truyền tải lại kinh nghiệm cho những lứa đàn em đi sau họ nói rằng “Thứ lớn nhất chúng ta bán nơi xứ người không phải là chiếc đài mà là hình tượng “Made in Japan”. Sony đã bắt đầu như thế.


Thực hiện: Nguyễn Sinh Côn

Ghi chép lại từ Project X – đài truyền hình Nhật Bản NHK

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Project X – SONY từ công xưởng làng đi ra thế giới”

  1. Bài học từ”chiếc giày nhỏ”cho thấy sự khiêm nhường để vươn lên, còn ta cứ mãi tự hào,.. nên cứ nguyên 1 chỗ !

Comments are closed.