Đội quân “đem chuông đi đánh xứ người”
Sau khi thành lập được đội kinh doanh quốc tế, mùa đông năm 1960 Sony bắt đầu cử đội quân này qua Âu và Mỹ. Komatsu được cử sang châu Âu, Okochi được cử qua Mỹ. Giống như Morita, trong hành lý của họ là những chiếc transistor radio tân tiến nhất. Tập thể hơn 100 nhân viên của Sony đã ra tới sân bay Haneda để tiễn họ lên đường. Nhìn từ trên cao, họ thấy núi Phú Sỹ, tinh thần của những người Nhật tự cường sống dậy và họ tự hứa không bán được hàng thì sẽ không về.
Chiếc lược Sakura chinh phục thị trường Đức như thế nào?
Đội đánh thị trường Châu Âu có ba người dẫn đầu là Komatsu. Nơi họ đặt chân tới là Thụy Sỹ. Từ Thụy Sỹ họ có mong muốn lấy đó làm bàn đẩy để tiến sang những quốc gia khác. Nhưng thật chẳng may cho họ chút nào khi mà thời điểm đó những quy chế về chất lượng đối với sản phẩm ngoại quốc rất khắt khe. Duy nhất có một nơi mà những quy chế này được nới lỏng đó là Tây Đức. Komatsu và một người nữa tên là Koriyama qua tây Đức nhưng họ nhanh chóng bị đẩy đến một cuộc khủng hoảng tinh thần ngay khi đặt chân vào một cửa hàng ăn uống. Trời ơi, bốn góc tường là những chiếc loa và chiếc đài với kỹ thuật chẳng thua kém ai chút nào. Đó là chưa kể Đức là một quốc gia nổi tiếng với tinh thần tự tôn dân tộc, họ chẳng dễ dàng gì mua những sản phẩm nước ngoài mà chất lượng không vượt trội hơn sản phẩm của họ cho dù giá cả có thấp hơn đi chăng nữa. Komatsu và Kooriyama cũng phải thừa nhận bán đài radio ở Đức chẳng khác gì bán băng ở Bắc Cực. Hơn một năm chiến đấu, Sony không bán được một chiếc đài nào. Kooriyama cũng yếu về tinh thần cộng với sự khắc nghiệt của mùa đông, và phải quay trở lại Nhật sau những tháng ngày chinh chiến vất vả.
Tình hình thay đổi sau một cuộc gặp mặt định mệnh của Komatsu với Hening Meruhiya một người làm trong lĩnh vực thương mại. Hening khi cầm chiếc đài nhỏ nhắn gọn trong lòng bàn tay đã tuyên bố chắc nịch chắc chắn chiếc đài này sẽ bán được nhưng do tinh thần tự tôn của người Đức anh không thể bán ở phân khúc thị trường bình thường được, anh phải tấn công vào thị trường hàng cao cấp. Được sự gợi ý, Komatsu tìm tới thành phố Hamburg và xin được bán sản phẩm tại cửa hàng tên là Steinway một cửa hàng bán đàn piano cao cấp. Khi gọi điện tới cửa hàng, đầu dây bên kia nói rằng ở cửa hàng của họ họ chỉ bán những sản phẩm cao cấp mà thôi. Komatsu có sự dai dẳng và sự mềm dẻo của một kỹ sư biết bán hàng. Anh chuyển ý xin được trưng bày sản phẩm và sẽ trả chi phí trong thời gian trưng bày một tuần. Thương lượng thành công, chiếc đài nhỏ được đặt cẩn thận bên cạnh những món đồ đắt giá.
Bài học từ”chiếc giày nhỏ”cho thấy sự khiêm nhường để vươn lên, còn ta cứ mãi tự hào,.. nên cứ nguyên 1 chỗ !