Project X – SONY từ công xưởng làng đi ra thế giới

sony

Nhật Bản những năm sau chiến tranh

Sau chiến tranh hàng Nhật Bản được biết tới là hàng kém chất lượng, người Mỹ thường đưa câu chuyện họ mang chiếc súng made in Japan ra tự sát mà bắn mãi không nổ để cười nhạo người Nhật. Cũng vì lý do này mà đầu những năm 1955 người Nhật rất chuộng hàng Âu Mỹ. Họ tiết kiệm tiền để mua hàng Mỹ. Thời điểm này, hàng công nghiệp Nhật Bản gần như không có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Những sản phẩm mà họ xuất ra nước ngoài là hàng thủ công truyền thống là búp bê, đồ chơi cho trẻ em…

Trong thời thế như vậy, một công ty nhỏ với trên dưới 10 nhân viên ra đời tại một vùng quê bị tàn phá sau chiến tranh – công ty Tokyo Tsushin Kougyo, tiền thân của SONY ngày nay.

Muốn xây dựng nước nhà phải đi ra thế giới

Người thanh niên tên Morita Akio đã suy nghĩ rằng để xây dựng Nhật Bản sau chiến tranh bắt buộc phải đi lấy tiền của thế giới chứ không thể quanh quẩn ở ao làng. Muốn làm được điều này phải mang được những sản phẩm tốt nhất của Nhật đi ra thế giới, và để được thế giới chấp nhận phải quên đi tên tiếng Nhật của công ty. Vì vậy mà Morita đã quyết định đặt tên cho công ty là SONY. Sony là từ được xuất phát từ sonus trong tiếng La Tinh có nghĩa là âm thanh, ông mong muốn đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài với thương hiệu này.

Năm Morita 34 tuổi ông qua Mỹ. Thời kỳ đó việc đi ra nước ngoài chẳng hề dễ chút nào. Việc ông bước lên máy bay sang Mỹ cũng tự nhiên mang theo bao nhiêu niềm hi vọng từ phía quê nhà. Hồi đó trong hành lý sang Mỹ ông mang theo sản phẩm của công ty đã bán rất chạy ở thị trường Nhật. Đó là chiếc đài cỡ nhỏ (transistor radio) đi gặp nhiều nhà phân phối. Ông gặp được công ty Bulova một trong những công ty nổi tiếng trên thị trường sản phẩm điện cơ điện tử của Mỹ lúc bấy giờ. Ông giám đốc quan sát và kiểm tra kỹ lưỡng chiếc radio và kết luận rằng “sản phẩm của công ty anh quá tuyệt vời, chúng tôi muốn đặt hàng 100,000 chiếc. Nhưng nếu bán sản phẩm với thương hiệu Sony mà chẳng ai biết tới thì sẽ chẳng ai mua nên tôi đề nghị sản phẩm này sẽ bán với thương hiệu của Bulova”. Một đơn hàng với mức giá 29.99 USD/chiếc một mức giá mà Sony không thể nào tin được tưởng như đã thuyết phục được Morita. Nhưng không, ông mang niềm tự hào của người Nhật, ông có trong mình niềm tự hào của người đã tạo ra được chiếc đài cỡ nhỏ hơn gấp nhiều lần so với chiếc đài hiện hành làm bằng hộp chân không. Ông từ chối điều kiện nhượng quyền thương hiệu và tự nhận ra rằng phải tự mình hành động để mang chuông đi đánh xứ người.

Về nước, Morita lập bộ phận kinh doanh quốc tế, kêu gọi những người có khả năng giao thiệp quốc tế khai thác thị trường quốc tế để thực hiện sứ mệnh mang đô la về cho đất nước. Lúc bấy giờ, Sony là công ty quy mô nhỏ, mức thù lao cũng không thắng được những công ty lớn khác, vì vậy mà mãi không kiếm được những người giỏi về với công ty.

Xem tiếp nội dung bài viết ở ➡ trang 2 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Project X – SONY từ công xưởng làng đi ra thế giới”

  1. Bài học từ”chiếc giày nhỏ”cho thấy sự khiêm nhường để vươn lên, còn ta cứ mãi tự hào,.. nên cứ nguyên 1 chỗ !

Comments are closed.