Công xưởng phải được “thay đổi” hàng ngày (phần 1)

Nếu được Kaizen (cải thiện), công xưởng sẽ dần thay đổi

Ông Tsuyoshi Koseki từng làm việc tại Toyota từ năm 1965 đến 2005 tại công đoạn lắp ráp cuối cùng. Lần đầu tiên đuợc cất nhắc lên làm quản lý, ông Tsuyoshi đã đuợc cấp trên nói rằng “Phải thay đổi công xưởng hàng ngày”. Đến bây giờ ông vẫn còn nhớ y nguyên câu nói đó.

“Khi đó, tôi đã được cấp trên nhắc đi nhắc lại câu nói này. Mỗi khi không nhận thấy sự thay đổi dưới công xưởng, tôi lại bị cấp trên nhắc nhở “Cậu không thấy công xưởng không có gì khác sao?””

Vậy tại sao phải “phải làm cho công xưởng thay đổi mỗi ngày”?. Thực ra nói cách khác là “Hãy duy trì kaizen hàng ngày”. Và đương nhiên , nếu kaizen hàng ngày thì công xưởng cũng theo đó mà thay đổi theo.

Kaizen là hoạt động tìm ra lãng phí, chỗ chưa được liên quan đến con người, sản phẩm, thiết bị rồi loại bỏ. Đây là hoạt động chủ chốt trong phương thức hoạt động Toyota.

Hoạt động này được triển khai với mục đích nâng cao tính sản xuất bằng cách loại bỏ lãng phí. Và trong Toyota, kaizen là việc mà những người quản lý phải ưu tiên hàng đầu.

Kaizen để công việc của nhân viên trở nên dễ chịu hơn

Ví dụ, trong công đoạn lắp ráp xe ô tô thường có rất nhiều chi tiết nhỏ. Nhân viên trong công đoạn này thì lúc nào cũng tất bật để dây chuyền sản xuất không bị chậm so với kế hoạch. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ thì sẽ thấy khá nhiều vấn đề như “động tác của nhân viên không được tự nhiên” hay “nhân viên phải di chuyển khá xa để lấy chi tiết cần lắp ráp”.

Vì thế công việc của người quản lý là phải tìm ra những vấn đề như vậy và xử lý nó. Việc này sẽ giúp nhân viên thực sự “cảm thấy thoải mái” trong công việc, qua đó hiệu xuất làm việc cũng được nâng cao.

“Bằng mọi cách, tôi đã cố gắng để loại bỏ những việc phải chạy vòng, động tác phức tạp, hay những công việc vất vả để họ cảm thấy thoái mái hơn trong công việc. Đấy chính là kaizen.

Chi tiết được đặt gần hơn để nhân viên không mất thời gian đi lại (Nguồn: toyokeizai)

Họ không cần phải di chuyển tới một vị trí rất xa để lấy chi tiết mà chỉ cần quay lại đằng sau để lấy những chi tiết đã được chuẩn bị sẵn. Hay thay vì phải đẩy thì giá để được thiết kế nghiêng để chi tiết có thể tự động dồn về phía trước hoặc chi tiết được đặt trên giá để nhân viên đứng tại chỗ vẫn với đuợc mà không cần cúi xuống.

Việc duy trì kaizen sẽ giúp nâng cao tính sản xuất. Và như thế công xưởng cũng từng bước thay đổi.

(còn nữa)


Bùi Linh
Theo sách “Những câu nói cửa miệng tại Toyota”

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan